Luận Văn Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Interleukin-6, Cortisol trong huyết tương bệnh nhân bị tai biến mạch

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tai biến mạch máu não là một bệnh rất phổ biến trên thế giới. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tử vong do tai biến mạch máu não đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và bệnh ung thư [5], [9].
    Tỷ lệ tai biến mạch máu não tăng theo tuổi, khoảng 25% các trường hợp xảy ra dưới 65 tuổi, hơn 1/4 xảy ra trên 75 tuổi.
    Người ta nhận thấy bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nếu thoát được tử vong thường chịu hậu quả với di chứng tàn phế nặng nề cả thể xác lẫn tâm trí [136], [137].
    Vấn đề chẩn đoán tai biến mạch máu não ngày nay không khó nhưng việc điều trị và tiên lượng còn rất khó khăn.
    Hiện nay nền y học rất phát triển, có nhiều phương pháp áp dụng vào điều trị tai biến mạch máu não như [94]:
    - Điều chỉnh huyết áp, chống phù não, duy trì glucose huyết tương, lưu thông đường thở, giảm thân nhiệt, tăng cường nuôi dưỡng
    - Một số trường hợp cần thiết phải can thiệp bằng phương pháp phẩu thuật như: Kỹ thuật tạo hình động mạch qua da, giãi phóng làm tiêu cục máu đông, nong lòng các động mạch hẹp
    Tuy nhiên trong thực tế, tỷ lệ tử vong sau tai biến mạch máu não vẫn còn cao.
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Bên cạnh các yếu tố kinh điển như [5], [6], [7], [9]:
    - Rối loạn ý thức khi vào viện ( thang Glasgow dưới 7 điểm).
    - Rối loạn hô hấp khi vào viện.
    - Có cơn duỗi cứng mất não.
    - Giãn đồng tử một hoặc hai bên.
    - Rối loạn thân nhiệt, sốt cao liên tục [69], [77].
    - Huyết áp tâm thu trên 200mmHg.
    - Tuổi cao trên 70.
    - Chảy máu tái phát.
    - Ổ tụ máu lớn, ở sâu (thể tích trên 60cm[SUP]3[/SUP] ở bán cầu đại não, trên 20cm[SUP]3[/SUP] ở tiểu não, 5 đến 10cm[SUP]3 [/SUP] ở thân não)
    - Chảy máu não kèm chảy máu não thất bên, não thất III, não thất IV.
    - Di lệch đường giữa trên 1cm.
    - Cận lâm sàng: tăng protein phản ứng C (CRP), tăng fibrinogen, tăng số lượng bạch cầu.
    Ngày nay, người ta thấy bên cạnh các yếu tố kinh điển kể trên [27], [33], [40], [42], ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp có sự gia tăng nồng độ interleukin-6 và cortisol trong huyết tương [43], [64].
    Sự gia tăng nồng độ của hai yếu tố này rất có ý nghĩa về tiên lượng. Khi nồng độ của chúng càng cao tiên lượng càng nặng, tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não càng cao [42], [53].
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    2.1. Khảo sát nồng độ interleukin-6 và cortisol huyết tương ở các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
    2.2. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ interleukin-6 và cortisol huyết tương với các yếu tố tiên lượng như glucose, huyết áp và thang điểm Glasgow của các bệnh nhân trên.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    3.1.1. Trong tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, có rất nhiều yếu tố để tiên lượng về độ trầm trọng và tỷ lệ tử vong. Ngoài các yếu tố như tuổi tác, các bệnh kèm theo (bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường ), tăng bạch cầu, tăng urê và creatinin, tăng fibrinogen, sự tăng nồng độ interleukin-6 và cortisol có giá trị rất lớn để tiên lượng ở các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não giai đoạn cấp [84], [89], [90], [91].
    3.1.2. Qua xét nghiệm định lượng nồng độ interleukin-6 và cortisol huyết tương ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng nặng, nhẹ của bệnh nhân để có thái độ điều trị thích hợp.
    3.2. Ý nghĩa thực tiển
    3.2.1. Đề tài có ý nghĩa thực tiển vì đã chú trọng tới hai yếu tố tiên lượng ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
    3.2.2. Khi định lượng, nếu thấy nồng độ interleukin-6 và/ hoặc cortisol huyết tương tăng cao thì phải nghĩ đến những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, chẳng hạn như nguy cơ tắc mạch tăng lên do interleukin-6 làm tăng kết dính bạch cầu, hoặc tăng thương tổn tế bào não do tăng nồng độ cortisol dẫn đến làm tăng glucose huyết tương.
    Do vậy, để điều trị có hiệu quả, người thầy thuốc phải tìm cách để hạn chế các tác dụng có hại do interleukin-6 và cortisol gây ra.
    3.2.3. Có mối tương quan giữa nồng độ interleukin-6 và cortisol huyết tương với thang điểm Glasgow, glucose huyết tương, huyết áp ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
    4. Đóng góp của luận án
    Qua khảo sát sự biến đổi nồng độ interleukin-6 và cortisol huyết tương ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp đã có thể khẳng định interleukin-6 và/hoặc cortisol huyết tương có liên quan đến tiên lượng của bệnh nhân. Nồng độ interleukin-6 và/ hoặc cortisol huyết tương càng cao, tiên lượng càng nặng.
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Sự kích thích tiết IL-6 trong bệnh lý não 18 Bảng 2.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH 2003
    và hội THA Việt Nam 37
    Bảng 2.2. Bảng đánh giá tình trạng ý thức dựa vào
    thang điểm Glasgow 38
    Bảng 2.3. Bảng thành phần thuốc thử định lượng Glucose 42
    Bảng 2.4. Độ hấp thụ tia X 45
    Bảng 2.5. Chẩn đoán phân biệt giữa chảy máu não và nhồi máu não 46
    Bảng 2.6. Hệ số tương quan r 50
    Bảng 2.7. Đánh giá hệ số tương quan giữa n, r, p 51
    Bảng 3.1. Đặc điểm chung giữa nhóm bệnh và nhóm chứng 52
    Bảng 3.2. Tỷ lệ chảy máu não và nhồi máu não 52
    Bảng 3.3. Số bệnh nhân nằm điều trị tại khoa HSCC
    và các khoa khác 53
    Bảng 3.4. So sánh tuổi các bệnh nhân TBMMN 54
    Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ chảy máu não và nhồi máu não
    theo giới tính 54
    Bảng 3.6. So sánh huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
    của nhóm bệnh với nhóm chứng 55
    Bảng 3.7. So sánh huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
    theo giới tính 55
    Bảng 3.8. So sánh huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
    ở các bệnh nhân TBMMN theo thể 56
    Bảng 3.9. So sánh huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
    ở các bệnh nhân tử vong 56
    Bảng 3.10. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
    các bệnh nhân trong và ngoài khoa HSCC 57
    Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh 57
    Bảng 3.12. So sánh nồng độ glucose huyết tương của các bệnh nhân
    TBMMN so với nhóm chứng 57
    Bảng 3.13. So sánh nồng độ glucose các bệnh nhân TBMM tử vong
    và các bệnh nhân nằm điều trị trong và ngoài khoa HSCC 58
    Bảng 3.14. So sánh nồng độ glucose huyết tương theo tuổi 58
    Bảng 3.15. Số lượng bạch cầu ở các bệnh nhân TBMMN 59
    Bảng 3.16. Số lượng bạch cầu theo thể TBMMN 59
    Bảng 3.17. Số lượng bạch cầu của bệnh nhân trong và ngoài
    Khoa HSCC 60
    Bảng 3.18. Số lượng bạch cầu của các bệnh nhân tử vong
    và sống sót 60
    Bảng 3.19. Thang điểm Glasgow của các bệnh nhân theo độ tuổi 61
    Bảng 3.20. Thang điểm Glasgow theo thể TBMMN 61
    Bảng 3.21. Thang điểm Glasgow theo khoa điều trị 61
    Bảng 3.22. Thang điểm Glasgow của các bệnh nhân
    tử vong và sống sót 62
    Bảng 3.23. Nồng độ cortisol ở nhóm chứng và nhóm bệnh 62
    Bảng 3.24. Nồng độ cortisol theo thể TBMMN 64
    Bảng 3.25. Nồng độ cortisol theo thể từng nhóm tuổi 64
    Bảng 3.26. Nồng độ cortisol theo thể TBMMN so với nhóm chứng 64
    Bảng 3.27. Tỷ lê phần trăm tăng nồng độ cortisol 65
    Bảng 3.28. Tỷ lệ tăng cortisol theo điểm cắt giới hạn 66
    Bảng 3.29. Nồng độ cortisol của nhóm bệnh theo tình trạng
    và khoa điều trị 66
    Bảng 3.30. Nồng độ cortisol so với giá trị thang điểm Glasgow 67
    Bảng 3.31. Nồng độ IL-6 ở nhóm chứng và nhóm bệnh theo giới 69
    Bảng 3.32. Nồng độ IL-6 theo thể lâm sàng 70
    Bảng 3.33. Nồng độ IL-6 theo thể của các nhóm tuổi 70
    Bảng 3.34. Nồng độ IL-6 của 2 nhóm bệnh-chứng 71
    Bảng 3.35. Tỷ lệ tăng nồng độ IL-6 ở 2 nhóm bệnh-chứng 71
    Bảng 3.36. Tỷ lệ tăng IL-6 theo điểm cắt giới hạn theo thể TBMMN 72
    Bảng 3.37. Nồng độ IL-6 theo tình trạng bệnh nhân và khoa điều trị 72
    Bảng 3.38. Nồng độ IL-6 so với giá trị thang điểm Glasgow 73

    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
    Trang
    Hình 1.1. Cấu trúc của IL-6 . 14
    Hình 1.2. Cấu trúc cortisol 23
    Hình 2.1. Máy định lượng IL-6 và cortisol - Immulite . 41
    Hình 2.2. Máy định lượng protid huyết tương- Olympus 43
    Hình 2.3. Máy đếm tế bào máu tự động CELL-DYN 3200 45
    Hình 2.4. Máy chụp cắt lớp vi tính Shimadzu 7800 TC 49
    Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về số bệnh nhân điều trị trong và ngoài khoa HSCC 53
    Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cortisol huyết tương với HATTh 67
    Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa cortisol với HATTr 68
    Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa cortisol với glucose 68
    Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ IL-6 với tuổi bệnh nhân . 74
    Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ IL-6 với HATTh . 74
    Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ IL-6 với HATTr 75
    Sơ đồ 1.1. Sự tổng hợp steroid thượng thận 24
    Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ giữa Hạ đồi-Tuyến yên-Tuyến thượng thận 25
    Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tăng tiết cortisol 31
    Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chẩn đoán TBMMN và nguyên nhân . 35
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
    4. Đóng góp của luận án 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Tai biến mạch máu não 4
    1.1.1. Chảy máu trong não 4
    1.1.2. Thiếu máu não cục bộ 10
    1.2. Tổng quan về interleukin-6 (IL-6) 14
    1.2.1. Đại cương 14
    1.2.2. Interleukin-6 trong hệ thần kinh trung ương . 15
    1.2.3. Chức năng sinh lý của IL-6 18
    1.2.4. Mối liên quan giữa IL-6 và tai biến mạch máu não 20
    1.3. Tổng quan về cortisol 23
    1.3.1. Đại cương về tuyến vỏ thượng thận . 23
    1.3.2. Sự liên quan giữa cortisol và tai biến mạch máu não . 27
    1.4. Tình hình nghiên cứu về IL-6 và cortisol trong tai biến mạch máu não giai đoạn cấp trên thế giới và Việt Nam . 31
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 33
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 34
    [B]2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.2.1. Các bước tiến hành 35
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . 49
    [B]CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
    [B]3.1. Tình hình đối tượng nghiên cứu . 52
    3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh và nhóm chứng . 52
    3.1.2. Thể lâm sàng của tai biến mạch máu não 52
    3.1.3. Số bệnh nhân điều trị trong và ngoài khoa HSCC 53
    3.1.4. So sánh sự phân bố nhóm tuổi của các bệnh nhân . 54
    3.1.5. So sánh tỷ lệ chảy máu não và nhồi máu não theo giới tính . 54
    [B]3.2. Sự biến đổi HA ở các bệnh nhân TBMMN 55
    3.2.1. So sánh huyết áp tâm thu và tâm trương ở các bệnh nhân TBMMN
    theo mức tuổi so với nhóm chứng 55
    3.2.2. So sánh HATTh và HATTr theo giới tính 55
    3.2.3. So sánh HATTh và HATTr ở các bệnh nhân chảy máu não và
    nhồi máu não . 56
    3.2.4. So sánh HATTh và HATTr ở các bệnh nhân tử vong
    trong 24 giờ đầu và trong tuần đầu . 56
    3.2.5. So sánh HATTh và HATTr ở các bệnh nhân nằm điều trị
    tại khoa HSCC và các khoa khác . 57
    3.2.6. So sánh tỷ lệ tăng huyết áp ở các nhóm bênh nhân 57
    [B]3.3. Sự biến đổi nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân TBMMN và nhóm chứng 57
    3.3.1. So sánh nồng độ glucose huyết tương của các bệnh nhân
    bị chảy máu não và nhồi máu não với nhóm chứng 57
    3.3.2. So sánh nồng độ glucose huyết tương ở các bệnh nhân tử vong
    trong 24 giờ đầu, tuần đầu với các bệnh nhân điều trị trong và ngoài
    khoa HSCC 58
    3.3.3. So sánh nồng độ glucose huyết tương ở các bệnh nhân
    TBMMN ở các nhóm nhóm tuổi . 58
    [B]3.4. Sự biến đổi bạch cầu ở bệnh nhân TBMMN . 59
    3.4.1. So sánh số lượng bạch cầu ở các bệnh nhân theo các độ tuổi 59
    3.4.2. So sánh số lượng bạch cầu theo thể TBMMN . 59
    3.4.3. So sánh số lượng bạch cầu các bệnh nhân trong và ngoài khoa HSCC 60
    3.4.4. So sánh số lượng bạch cầu các bệnh nhân tử vong và sống sót . 60
    [B]3.5. Thang điểm Glasgow ở bệnh nhân TBMMN 61
    3.5.1. So sánh thang điểm Glasgow của bệnh nhân theo độ tuổi . 61
    3.5.2. So sánh thang điểm Glasgow theo thể lâm sàng 61
    3.5.3. So sánh thang điểm Glasgow các bệnh nhân theo khoa điều trị 61
    3.5.4. So sánh thang điểm Glasgow các bệnh nhân TBMMN tử vong
    trong 24 giờ đầu, tuần đầu và sống sót 62
    [B]3.6. Sự biến đổi nồng độ cortisol ở các bệnh nhân và nhóm chứng . 62
    3.6.1. So sánh nồng độ cortisol theo từng nhóm tuổi ở nhóm chứng
    và nhóm bệnh . 62
    3.6.2. So sánh nồng độ cortisol trong nhồi máu não và chảy máu não
    theo giới 63
    3.6.3. So sánh nồng độ cortisol theo thể TBMMN từng nhóm tuổi . 64
    3.6.4. So sánh nồng độ cortisol ở nhóm nhồi máu não, chảy máu não
    với nhóm chứng 64
    3.6.5. So sánh tỷ lệ tăng nồng độ cortisol ở 2 nhóm bệnh-chứng . 65
    3.6.6. So sánh tỷ lệ tăng cortisol theo điểm cắt giới hạn, theo thể nhồi máu
    não, chảy máu não và chung cả 2 thể với nhóm chứng . 66
    3.6.7. So sánh nồng độ cortisol của bệnh nhân ở các khoa điều trị . 66
    3.6.8. Giá trị cortisol huyết tương theo thang điểm Glasgow . 67
    3.6.9. Tương quan giữa cortisol với các thông số lâm sàng . 67
    [B]3.7. Nồng độ IL-6 ở bệnh nhân TBMMN và nhóm chứng 69
    3.7.1. So sánh nồng độ IL-6 theo từng nhóm tuổi ở 2 nhóm bệnh-chứng 69
    3.7.2. So sánh nồng độ IL-6 theo thể nhồi máu não và chảy máu não 70
    3.7.3. So sánh nồng độ IL-6 theo thể TBMMN, theo từng nhóm tuổi . 70
    3.7.4. So sánh nồng độ IL-6 ở nhóm nhồi máu não, chảy máu não
    với nhóm chứng 71
    3.7.5. So sánh tỷ lệ tăng nồng độ IL-6 trong 2 nhóm bệnh-chứng theo
    điểm cắt giới hạn . 71
    3.7.6. So sánh tỷ lệ IL-6 theo điểm cắt giới hạn, theo thể nhồi máu não
    chảy máu não và chung cả hai thể với nhóm chứng 72
    3.7.7. So sánh nồng độ IL-6 của bệnh nhân TBMMN ở các khoa điều trị 72
    3.7.8. Giá trị IL-6 huyết tương theo thang điểm Glasgow 73
    3.7.9. Tương quan giữa IL-6 với các thông số lâm sàng . 74
    [B]CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 75
    [B]4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh và nhóm chứng . 75
    4.1.1. Tuổi . 75
    4.1.2. Giới 76
    [B]4.2. Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân TBMMN 77
    4.2.1. Huyết áp . 77
    4.2.2. Glucose huyết tương và tiên lượng tai biến mạch máu não 83
    4.2.3. Số lượng bạch cầu và tiên lượng tai biến mạch máu não 86
    4.2.4. Cortisol và tiên lượng tai biến mạch máu não 87
    4.2.5. Interleukin-6 và tiên lượng tai biến mạch máu não 96
    [B]KẾT LUẬN 109
    [B]KIẾN NGHỊ . 111
    [B]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     
Đang tải...