Luận Văn Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở các nước đã phát triển, tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh và dùng thuốc. Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu và điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp cho thấy xu thế của bệnh ngày càng tăng. Do vậy, trong những năm qua đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về các vấn đề của tăng huyết áp như : Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố nguy cơ, dự phòng và ngăn chặn sự tiến triển tổn thương các cơ quan mục đích nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
    Trong những năm qua người ta đã đặc biệt chú ý đến vai trò của acid uric máu trong bệnh lý tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng cũng như dịch tễ học. Trên thế giới cho thấy tăng acid uric máu thường hay gặp ở bệnh tăng huyết áp [4] [19] [35]. Tăng acid uric được xem như là yếu tố dự báo về sự tiến triển của người tăng huyết áp ở người huyết áp bình thường [26] [28] [35] [42]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tăng acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là một chỉ dẫn sinh học sớm cho tổn thương thận do tăng huyết áp [35] [53] [57]. Ngoài ra tăng acid uric máu còn phù hợp với béo phì, đái đường, rối loạn lipid máu, tập hợp của những yếu tố này tạo thành hội chứng đề kháng insulin và nhiều tác giả cũng cho rằng tăng acid uric máu, có lẽ là một nét đặc trưng của hội chứng đề kháng insulin [32] [46] [54] [66].
    Thêm vào đó acid uric máu còn tham gia vào phản ứng viêm làm cơ sở cho quá trình xơ vữa động mạch như hoạt hóa và hóa ứng động bạch cầu, kích hoạt và kích thích trực tiếp đến sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu. Do vậy acid uric máu cũng được xem là yếu tố thúc đẩy cho quá trình xơ vữa động mạch là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và có lẽ cũng quan trọng như tăng huyết áp hay tăng cholesterol máu [40] [48] [51] [62]. Hơn nữa, acid uric máu còn làm kết hợp và kết dính tiểu cầu, tăng khuynh hướng tạo huyết khối, làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch [38] [41] [45] [67]. TCYTTG (1989) cũng đã xếp tăng acid uric máu vào chùm yếu tố nguy cơ cho tai biến mạch máu não [8].
    Ở Việt Nam, acid uric máu ít được chú ý đến. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp” với mục tiêu:
    1. Tìm hiểu sự biến đổi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp.
    2. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng.
     
Đang tải...