Tiến Sĩ Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số chống oxy hóa ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì vô cơ, tác d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Những chữ viết tắt trong luận án
    Danh mục các bảng
    Danh mục các sơ đồ
    Danh mục các biểu đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    3
    1.1. Gốc tự do và hệ thống chống gốc tự do của cơ thể. 3
    1.1.1. Khái niệm. 3
    1.1.2. Gốc tự do và các dạng oxy hoạt động trong cơ thể. 3
    1.1.3. Stress oxy hóa. 4
    1.1.4. Quá trình hình thành các gốc tự do. 5
    1.1.5. Hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể. 8
    1.2. Ảnh hưởng của chì đối với cơ thể. 15
    1.2.1. Độc tính và các nghề nghiệp tiếp xúc chì. 15
    1.2.2. Đường xâm nhập, phân bố, thải trừ chì trong cơ thể. 16
    1.2.3. Cơ chế tác dụng, khả năng sinh gốc tự do, ức chế hệ thống chống oxy hóa của chì vô cơ. 18
    1.2.4. Tác hại của chì trên các cơ quan. 23
    1.2.5. Các biện pháp điều trị nhiễm độc chì. 27
    1.2.6. Đặc điểm về quy trình sản xuất tại nhà máy Zx và Công ty cổ phần pin ắc quy Vĩnh Phú. 27
    1.3. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh và Sâm Ngọc Linh sinh khối. 28
    1.3.1. Thành phần hóa học. 28
    1.3.2. Độ an toàn của Sâm Ngọc Linh sinh khối. 30
    1.3.3. Một số tác dụng của Sâm Ngọc Linh và Sâm Ngọc Linh sinh khối. 30
    1.3.4. Cao đặc Sâm Ngọc Linh sinh khối. 35
    1.4. Một số nghiên cứu về stress oxy hóa trong nhiễm độc chì và tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể của Sâm Ngọc Linh sinh khối. 35
    1.4.1. Một số nghiên cứu về stress oxy hóa trên người nhiễm độc chì và động vật thực nghiệm bị gây nhiễm độc chì acetat. 35
    1.4.2. Một số nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của SNL. 38
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 40
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 40
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu. 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 42
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu môi trường lao động. 42
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trên người lao động tiếp xúc nghề nghiệp với chì. 43
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trên động vật. 54
    2.3. Xử lý số liệu. 58
    2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 58
    2.5. Mô hình nghiên cứu. 60
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
    3.1. Kết quả nghiên cứu về môi trường lao động. 61
    3.2. Kết quả nghiên cứu trên người. 62
    3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 62
    3.2.2. Kết quả xét nghiệm SOD, GPx, peroxidase, -SH, MDA, TAS ở các nhóm nghiên cứu. 66
    3.2.3. Kết quả xét nghiệm công thức máu ngoại vi ở các nhóm nghiên cứu. 72
    3.2.4. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh máu ở các nhóm nghiên cứu. 75
    3.3. Kết quả nghiên cứu trên động vật. 83
    3.3.1. Thể trạng chung. 83
    3.3.2. Kết qủa xét nghiệm nồng độ chì máu trên chuột thực nghiệm. 84
    3.3.3. Kết quả xét nghiệm một SOD, GPx, peroxidase, -SH, MDA, TAS trên chuột thực nghiệm. 85
    3.3.4. Kết quả xét nghiệm công thức máu ngoại vi trên chuột thực nghiệm. 91
    3.3.5. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh máu trên chuột thực nghiệm. 95
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 102
    4.1. Môi trường lao động. 102
    4.2. Đặc điểm công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với chì. 104
    4.3. Mô hình gây độc trên chuột. 107
    4.4. Ảnh hưởng của chì đến một số chỉ số chống oxy hóa. 109
    4.4.1. Ảnh hưởng của chì đến hoạt độ enzym SOD. 109
    4.4.2. Ảnh hưởng của chì đến hoạt độ enzym GPx. 112
    4.4.3. Ảnh hưởng của chì đến hoạt độ peroxidase. 114
    4.4.4. Ảnh hưởng của chì đến nồng độ nhóm -SH trong máu. 114
    4.4.5. Ảnh hưởng của chì đến nồng độ MDA huyết tương. 115
    4.4.6. Ảnh hưởng của chì đến trạng thái chống oxy hóa toàn phần (TAS) huyết tương. 118
    4.4.7. Sự biến đổi một số chỉ tiêu chống oxy hóa trên công nhân theo tuổi đời và tuổi nghề. 119
    4.5. Ảnh hưởng của chì đến công thức máu và một số chỉ tiêu hóa sinh. 120
    4.5.1. Ảnh hưởng của chì đến công thức máu ngoại vi. 120
    4.5.2. Ảnh hưởng của chì đến nồng độ ure, creatinin máu. 124
    4.5.3. Ảnh hưởng của chì đến một số chỉ số hóa sinh gan. 125
    4.6. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh sinh khối trên động vật thực nghiệm. 127
    4.6.1. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh sinh khối đối với hệ thống chống oxy hóa trên động vật thực nghiệm. 127
    4.6.2. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh sinh khối đối với công thức máu trên động vật thực nghiệm. 131
    4.6.3. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh sinh khối đối với một số chỉ số hóa sinh máu trên động vật thực nghiệm. 131
    KẾT LUẬN 133
    KIẾN NGHỊ 135
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chì và các hợp chất vô cơ của chì (gọi chung là chì) đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Mặc dù có nhiều tác hại đối với sức khoẻ con người, song chì là nguyên liệu không thể thay thế trong nhiều ngành công nghiệp [25]. Vì vậy, chì vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong hiện tại và tương lai cho nên số lượng người tiếp xúc không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Hiện có khoảng hơn 150 nghề và trên 400 quá trình công nghệ khác nhau có sử dụng chì và các hợp chất của chì [3]. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất ắc quy và sản xuất thuốc gợi nổ là hai ngành rất quan trọng, không những phục vụ cho quốc phòng mà còn phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
    Chì gây nhiều tổn thương đa dạng và phức tạp trên hầu hết các cơ quan và tổ chức như tổn thương hệ thống thần kinh, tiêu hóa, sinh sản, tim mạch, xương khớp, thận tiết niệu và đặc biệt nổi bật trên hệ thống tạo máu Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cơ chế gây độc của chì là ức chế và liên kết đặc hiệu đối với các enzym, các chất sinh học có chứa nhóm -SH trong cấu trúc phân tử [25].
    Từ những hiểu biết cơ bản này, người ta đã điều chế ra một số thuốc điều trị đặc hiệu để sử dụng trong điều trị nhiễm độc chì như dimercaprol (British Anti Lewisite, BAL), D-penicillamin, succimer, CaNa2EDTA . Các thuốc này khi đưa vào cơ thể sẽ can thiệp vào cơ chế bệnh sinh do chì gây ra [5], [25], [62]. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị chưa được như mong muốn, nhất là trong nhiễm độc chì mạn tính. Bởi vậy, người ta đặt vấn đề: phải chăng ngoài cơ chế gây nhiễm độc được thừa nhận như đã nêu trên, chì còn gây tổn thương cơ thể theo những cơ chế khác nữa.
    Vấn đề đặt ra là cần phải có hướng nghiên cứu tiếp về cơ chế bệnh sinh và điều trị người tiếp xúc nghề nghiệp với chì. Gần đây, một số nghiên cứu trên người và động vật đã gợi ý rằng, chì có khả năng kích thích tạo gốc tự do và làm giảm chức năng của hệ thống chống gốc tự do trong cơ thể. Như vậy, chì được xem như một xenobiotic, khi vào cơ thể có khả năng tác động như một stress oxy hóa. Có thể đây là một trong các cơ chế sinh bệnh học quan trọng cần phải làm sáng tỏ. Điều này phù hợp với đặc điểm tổn thương đa dạng và không mang tính đặc hiệu trên nhiều tổ chức và cơ quan trong nhiễm độc chì. Làm rõ được vấn đề này, cần đánh giá sự thay đổi các enzym chống oxy hóa ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với chì [36], [70], [123], [152].
    Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dược phẩm có tác dụng chống oxy hóa như belaf, selen, glutathion . Ngoài tác dụng được coi là bổ, tăng lực, sinh thích nghi, chống viêm, giảm đau, bảo vệ gan thì sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh sinh khối đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa rất tốt, bảo vệ cơ thể chống lại các stress oxy hóa [20]. Việc ứng dụng và đánh giá hiệu quả bảo vệ của sâm Ngọc Linh tự nhiên hoặc sâm Ngọc Linh sinh khối đối với các đối tượng tiếp xúc độc hại nói chung và chì nói riêng là những vấn đề mới thực tế chưa được nghiên cứu nhiều. Làm sáng tỏ được vấn đề này, sẽ góp phần tìm kiếm thêm một loại chế phẩm tốt phục vụ cho công tác dự phòng và điều trị nhiễm độc chì trong tương lai.
    Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
    1. Xác định sự thay đổi một số thông số chống oxy hóa và hóa sinh máu ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì và ở chuột nhắt trắng được gây nhiễm độc chì.
    2. Đánh giá tác dụng bảo vệ của sâm Ngọc Linh sinh khối trên chuột nhắt trắng được gây nhiễm độc chì bán trường diễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...