Thạc Sĩ Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng cao, hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do phát thải khí nhà kính (KNK). Trong khoảng thời gian 70 năm gần đây (1931-2000), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên 0,7 0C, số đợt không khí lạnh giảm hẳn, trong khi đó số cơn bão mạnh đang có xu hướng gia tăng và diễn biến hết sức bất thường. Trong thập niên 1971-1980 trung bình mỗi năm nước ta đón nhận 29 đợt không khí lạnh thì đến giai đoạn 1994-2007 đã giảm xuống chỉ còn 16 đợt mỗi năm. Mùa bão kết thúc muộn dần, quỹ đạo của bão bất thường, khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ phải chịu ảnh hưởng nhiều cơn bão hình thành ngoài biển Đông. Ở miền Bắc, từ năm 1961 đến 1970 trung bình mỗi năm có 30 ngày mưa phùn, từ năm 1991 đến 2000 giảm xuống còn 15 ngày. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu từ năm 1960 đến nay tổng nhiệt độ đã tăng lên 20 0C. Tại nhiều khu vực như ở tỉnh Bến Tre trước đây chưa bao giờ có bão, nhưng năm 2007 đã có bão lớn. Mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm. Theo đánh giá của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, mỗi thập kỷ mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng 5 cm, đến năm 2070 có thể dâng 69 cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước biển dâng cao theo dự báo như vậy thì đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ bị ngập khoảng 5.000 km2, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 20.000 km2 dẫn đến mất đất và giảm sản lượng nông nghiệp.

    Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và to lớn mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Trước nguy cơ đó Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề nêu trên. Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với quá trình BĐKH toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia, của mọi ng¬ười trên trái đất. Cho đến nay các giải pháp đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đ¬ưa ra đều hướng vào việc tìm các giải pháp hạn chế, cắt giảm nguồn phát thải khí nhà kính - tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng BĐKH toàn cầu và hướng tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

    (Đề tài này dài 160 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...