Thạc Sĩ Nghiên cứu sự biến đổi của hiện tượng phơn trên khu vực Bắc Trung Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 13
    Chương 1. TỔNG QUAN 15
    1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá dự báo phơn trong và ngoài nước. 15
    1.1.1 Tổng quan những nghiên cứu ngoài nước . 15
    1.1.2 Tổng quan những nghiên cứu trong nước . 23
    1.2 Tổng quan về hiện tượng phơn ở khu vực Bắc Trung Bộ. 26
    1.2.1 Khái quát về hiện tượng phơn . 26
    1.2.2 Phân loại hiện tượng phơn 27
    1.2.3 Hiện tượng phơn ở Bắc Trung Bộ . 28
    1.3 Tổng quan về mô hình WRF . 31
    1.3.1 Sơ đồ cấu trúc 31
    1.3.2 Mô tả vật lý 34
    1.3.3 Số liệu và sản phẩm của mô hình 39

    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU . 42
    2.1. Chỉ tiêu phơn 42
    2.1.1 Khái niệm một số đặc trưng nắng nóng 42
    2.1.2 Chỉ tiêu phơn . 43
    2.1.3 Khái niệm một số đặc trưng phơn . 43
    2.2. Số liệu nghiên cứu 44
    2.2.1 Số liệu mô hình . 44
    2.2.2 Số liệu quan trắc 45

    Chương 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIÓ PHƠN ĐIỂN HÌNH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI SỐ LIỆU QUÁ KHỨ 46
    3.1. Các chỉ tiêu phơn 46
    3.2. Các chỉ số nắng nóng 60

    Chương 4. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG BỘ CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH PHƠN BẰNG MÔ PHỎNG 71

    4.1. Lựa chọn năm và giai đoạn mô phỏng . 71
    4.1.1 Lựa chọn năm mô phỏng . 71
    4.1.2 Lựa chọn các giai đoạn mô phỏng 73
    4.2. Xây dưng bộ chỉ tiêu xác định phơn trên cơ sở các trường khí tượng khác nhau . 73
    4.3. Thử nghiệm mô phỏng với chỉ tiêu Tmax/Umin 102
    KẾT LUẬN . 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 108
    PHỤ LỤC 110


    MỞ ĐẦU
    Lãnh thổ Việt Nam nằm ở vị trí khá đặc biệt: ở tận cùng phía đông nam của một đại lục rộng nhất thế giới, lãnh thổ hẹp ngang chạy dài theo phương kinh tuyến, tiếp giáp hai mặt với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, lại nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của bán cầu Bắc, những điều kiện đó đã tạo thành khí hậu nước ta với nhiều nét độc đáo, hầu như không so sánh được với bất kỳ một nơi nào khác trên thế giới.
    Vùng Bắc Trung Bộ nước ta là vùng chịu tác dụng rõ nét của hiệu ứng phơn.
    Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiệu ứng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9, thường bắt đầu thổi từ 8 - 9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 430C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
    Qua đó, ta có thể thấy gió phơn có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống và phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực Bắc Trung Bộ. Do đó, tìm hiểu sự biến đổi của gió phơn ở khu vực này là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Vì vậy tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi của hiện tượng Phơn trên khu vực Bắc Trung Bộ” để góp phần giải quyết vấn đề trên.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục cụ thể như sau:
    Chương 1. Tổng quan.
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu.
    Chương 3. Sự biến đổi của gió phơn điển hình khu vực Bắc Trung Bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...