Luận Văn Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 12/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Việt Nam với diện tích đất liền 329.297 km2, vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và có bờ biển dài hơn 3.260 km, rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giải quyết một phần tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dân ven biển, tăng nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có sản lương nuôi tôm lớn nhất thế giới. Các loài tôm được nuôi chính ở Việt Nam hiện nay là: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm nương (P. orientalis), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm rằn (P. semisucatus).
    Những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đã được sản xuất giống đại trà ở nước ta. Tôm thẻ là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế, ít gặp rủi ro. Để có một vụ nuôi thành công cần một điều không thể thiếu là đàn tôm giống khỏe mạnh và sạch bệnh.

    Trong giai đoạn ương nuôi ấu trùng của quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, thương gặp rủi ro, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng ấu trùng. Các nhà nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Các loại thức ăn được sử dụng để ương nuôi hiện nay là tảo, artemia và thức ăn tổng hợp. Nhưng có nhiều công thức phối hợp giữa các loại thức ăn với nhau. Mổi công thức khác nhau no cho kết quả khác nhau, cụ thể là tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng. Từ những vấn đề cấp thiết trên tôi muốn thực hiện chuyên đề “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam”

    Thực hiện đề tài này tôi muốn tìm ra công thức thức ăn phù hợp nhất, nhằm nâng cao tỷ lệ sống, mước độ tăng trưởng và chất lượng ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL1 đến PL10.

    MỤC LỤC​


    DANH SÁCH CÁC BẢNG 4
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
    PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
    I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 6
    1. Vai trò chiến lược của vị trí địa lý tỉnh Bình Định 6
    2. Điều kiện thời tiết, khí hậu 7
    3. Tình hình kinh tế - xã hội 9
    4. Vài nét về công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam 11
    II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 12
    1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 12
    1.1. Hệ thống phân loại, đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố của Tôm Thẻ Chân Trắng ( Litopenaeus vannamei Boone, 1931) 12
    1.1.1. Hệ thống phân loại 12
    1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 13
    1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác 14
    1.2.1 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng 14
    1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của Tôm Thẻ Chân Trắng 16
    2.3. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm thẻ chân trắng 19
    2.4. Đặc điểm sinh sản 22
    2.4.1. Cơ quan sinh sản 22
    2.4.2. Sự giao vĩ và đẻ trứng ở tôm Thẻ 23
    III. TÌM HIỂU NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 24
    1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 24
    1.1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 24
    1.2. Tình hình Sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại địa điểm nghiên cứu 25
    2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống tôm trên thế giới và ở Việt Nam 25
    2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 25
    2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 26
    PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    1. Địa điểm và thời gian thực hiện 28
    2. Đối tượng nghiên cứu 28
    3. Nội dung nghiên cứu 28
    4. Phương pháp nghiên cứu 28
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu 28
    4.2. Xác định các chỉ số môi trường 29
    4.3. Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm 29
    4.4. Phương pháp ước lượng tỷ lệ sống 29
    4.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30
    4.7. Dụng cụ hóa chất 31
    4.8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 31
    5. Chế độ chăm sóc quản lý 32
    5.1 Chuẩn bị nguồn nước 32
    5.2. Thả tôm 32
    5.3. Thức ăn 32
    5.4. Chế độ thay nước 34
    5.5. Chăm sóc ấu trùng 34
    5.6. Chất bổ sung khi nuôi 34
    PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 35
    3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ từ PL1-PL10 38
    4. Hiệu quả kinh tế 39
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
    I. KẾT LUẬN 40
    1. Các yếu tố môi trường 40
    2. Tốc độ tăng trưởng 40
    3. Tỷ lệ sống 40
    4. Hiệu quả kinh tế 40
    II. KIẾN NGHỊ 40
    PHỤ LỤC 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

    DANH SÁCH CÁC BẢNG

    Bảng 1: Bố trí thí nghiệm 30
    Bảng 2: lượng thức ăn cho công thức thưc ăn I 32
    Bảng 3 lượng Artemia cho công thức thức ăn II 33
    Bảng 4 lượng TNT cho công thức thức ăn II 33
    Bảng 5 lượng thức ăn TNT cho công thức thức ăn III 34
    Bảng 6: Diễn biến của các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm 35
    Bảng 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ấu trùng Postlarva. 36
    Biểu đồ 1 ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng 37
    Bảng 8: Ả hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng Postlarva 38
    Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng. 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...