Thạc Sĩ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả (Amomum aroma

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học cùng bộ môn Lâm sinh, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Anh Tuân với đề tài:
    “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.
    Đến nay, khóa luận của tôi đã hoàn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Đỗ Anh Tuân, cùng các thầy cô trong bộ môn Lâm sinh.
    Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đỗ Anh Tuân, đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, khoa Lâm học và các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương, UBND xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
    Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, toàn thể bạn bè để bản luận văn này hoàn chỉnh hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Xuân Mai, ngày 19 tháng 05 năm 2011
    Sinh viên thực hiện


    Ninh Thị Kim Thảo
    MỤC LỤC

    Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    Chương II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Trên thế giới 3
    2.2. Ở Việt Nam 4
    Chương III: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    3.1. Mục tiêu của đề tài 8
    3.1.1. Mục tiêu chung. 8
    3.1.2. Mục tiêu cụ thể. 8
    3.2. Giới hạn của đề tài 8
    3.3. Nội dung. 9
    3.4. Phương pháp nghiên cứu. 9
    3.4.1. Phương pháp luận. 9
    3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu. 10
    Chương IV: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18
    4.1. Điều kiện tự nhiên. 18
    4.1.1. Vị trí địa lý: 18
    4.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng. 18
    4.1.3. Địa hình, địa thế: 19
    4.1.4. Khí hậu: 19
    4.1.5. Sông suối, thuỷ văn: 20
    4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 20
    4.2.1. Dân số, dân tộc và lao động: 20
    4.2.2. Lao động việc làm: 21
    4.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế: 21
    4.2.4. Thực trạng đời sống nhân dân: 22
    4.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng: 22
    4.2.6. Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội: 22
    4.3. Lịch sử rừng trồng. 23
    Chương V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
    5.1. Phân cấp độ tàn che (ĐTC) 26
    5.1.1. Phân cấp độ tàn che của rừng và đặc điểm của tầng cây cao khu vực trồng Thảo quả 26
    5.1.2. Độ tàn che xác định tại các điểm có trồng Thảo quả. 27
    5.2. Đặc điểm một số nhân tố sinh thái và quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả. 28
    5.2.1. Đặc điểm một số nhân tố sinh thái 29
    5.2.2. Quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả 31
    5.3. Đặc điểm sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả. 41
    5.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả. 41
    5.3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Thảo quả .44
    5.4. Năng suất của Thảo quả ở khu vực nghiên cứu. 47
    5.5. Một số giải pháp thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao năng suất Thảo quả ở khu vực ngiên cứu. 48
    Chương IV: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 50
    6.1. Kết luận. 50
    6.3. Khuyến nghị 53









    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 5.1: Phân cấp ĐTC của rừng và đặc điểm tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu 26
    Bảng 5.2: Độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả. 28
    Bảng 5.3: Đặc điểm một số nhân tố sinh thái ở các cấp tàn che rừng khác nhau 29
    Bảng 5.4: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 32
    Bảng 5.5: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 35
    Bảng 5.6: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 38
    Bảng 5.7: Sinh trưởng Thảo quả theo độ tàn che cụ thể của tầng cây cao xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 41
    Bảng 5.8: Chất lượng Thảo quả theo độ tàn che cụ thể của tầng cây cao xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 43
    Bảng 5.9: Tương quan giữa sinh trưởng Thảo quả và một số nhân tố sinh thái ở các cấp tàn che rừng khác nhau. 45
    Bảng 5.10: Kết quả phỏng vấn năng suất Thảo quả. 47









    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 5.1: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4. 33
    Biểu đồ 5.2: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,4 – 0,5. 33
    Biểu đồ 5.3: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6. 33
    Biểu đồ 5.4: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4. 35
    Biểu đồ 5.5: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,4 – 0,5. 36
    Biểu đồ 5.6: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6. 36
    Biểu đồ 5.7: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4. 38
    Biểu đồ 5.8: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,4 –0,5. 39
    Biểu đồ 5.9: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6. 39
    Biểu đồ 5.10: Năng suất Thảo quả theo cấp tàn che rừng khác nhau. 48









    Chương I
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, là bộ phận không thể thiếu của môi trường sống. Rừng không chỉ cung cấp gỗ mà còn cung cấp những lâm đặc sản quý giá cần thiết phục vụ cho nhu cầu kinh tế quốc dân và đời sống xã hội của con người, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, rừng có giá trị văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái to lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Do điều kiện sống nghèo đói con người đã khai thác rừng quá khả năng phục hồi của nó. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới sự không hợp lý của các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng.
    Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi.
    Cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ thân thảo thuộc họ gừng (Zingiberaceae), sống lâu năm dưới tán rừng,chiều cao trung bình có thể đạt 2 – 3m. Hạt Thảo quả được dùng làm dược liệu và thực phẩm có giá trị. Vì vậy, Thảo quả đã được đánh giá như một cây trồng quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao vừa góp phần tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thảo quả là loài cây chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng.
    Hiện nay, Thảo quả được gây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và bước đầu mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình vùng cao. Ở nhiều địa phương Thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo, trong đó có xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, một trong những địa phương nằm trong vùng quy hoạch phát triển Thảo quả hiện nay.
    Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Thảo quả, gây trồng loài cây này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân nên năng suất đạt được không cao và chưa phát huy hết tiềm năng của loài cây này. Trong một số trường hợp, nhiều hộ gia đình đã tự động mở tán rừng quá mức dẫn đến suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ và giảm năng suất của Thảo quả. Vì vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng Thảo quả, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp cho năng suất cao là rất cần thiết. Với đề tài Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần giải quyết phần nào những yêu cầu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...