Thạc Sĩ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số hyponex bổ sung đến sự hình thành và phát triển của chồi lan Phal

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Hyponex là dạng dinh dưỡng hỗn hợp, gồm các muối vô cơ, muối hữu cơ, các vitamin và một số chất đệm gần tương đương như môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) cơ bản. Vì vậy chỉ cần bổ sung thêm một số chất điều hòa sinh trưởng, than hoạt tính, đường và nước dừa thích hợp là có thể sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật nhân giống cây trồng. Sử dụng Hyponex tiện dụng hơn môi trường MS bởi nó có các ưu điểm dễ bảo quản, bảo quản được trong điều kiện bình thường, thời gian bảo quản lâu, pha chế đơn giản, dễ áp dụng trong sản xuất cây giống. Mặt khác giá thành thấp, tìm kiếm dễ dàng trên thị trường.

    Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển chồi lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) và lan Dendro (Dendrobium) đã nghiên cứu 8 loại Hyponex đang có bán phổ biến trên thị trường trong nước và trên thế giới. Kết quả đã xác định được một số Hyponex ảnh hưởng đến sự hình thành và Phát triển của chồi của giống lan Phalaenopsis Yubidan và lan Dendrobium Sonia. Cụ thể Hyponex HP4 (N:K=10:30:20) dùng làm môi trường nuôi cấy giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis Yubidan) sẽ cho số chồi cao, chồi hình thành sớm, tập trung, đồng đều và ổn định, chất lượng chồi tốt. Hyponex HP7 (LQ3) bổ sung trong môi trường MS thích hợp làm môi trường nhân chồi giống lan Dendrobium Sonia. Môi trường này tạo chồi nhiều, chồi ra tập trung, đồng đều, chất lượng chồi tốt. Kết quả của đề tài bổ sung hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống phục vụ sản xuất hoa thương mại.

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề:

    Từ thời xa xưa, hoa lan luôn được con người ngưỡng mộ và xem như là nữ hoàng của các loài hoa. Nhiều người coi hoa lan là loài hoa vương giả bởi vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng, quý phái của nó mà trước đây chỉ giành cho vua chúa và các tầng lớp thượng lưu. Ngày nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao, thú chơi hoa lan rất phổ biến và được nâng lên thành nghệ thuật chơi trong sân vườn của mọi người, mọi nhà. Hiện nay hoa lan đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho nhiều Quốc gia. Đặc biệt là Châu Á như Thái Lan, với sản phẩm chủ lực là hoa lan Dendro cắt cành, giá trị xuất khẩu đạt doanh thu mỗi năm trên 70 triệu USD.

    Hoa lan là sản phẩm có giá trị Thương mại cao, chỉ trong vòng diện tích 500 ha trồng lan Hồ Điệp nhưng hàng năm đã mang về cho Quốc đảo Đài Loan trên 55 triệu USD từ xuất khẩu loài hoa “vương giả” này. Nước ta bắt đầu sản xuất và Thương mại hoa lan tập trung khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ Phát triển khá nhanh, đang mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên do cây giống hiện nay trong nước không đủ cung cấp cho sản xuất, phần lớn các nhà vườn nhập cây giống từ nước ngoài để sản xuất, không qua kiểm dịch. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất hoa lan của nước ta trong tương lai. Bởi vậy việc nghiên cứu nhân giống phục vụ sản xuất trong thời gian hiện nay là rất cần thiết.

    Trong sản xuất cây giống in vitro, chồi là giai đoạn rất quan trọng, nó quyết định đến sản lượng và chất lượng của cây giống. Số lượng và chất lượng của chồi phụ thuộc chặt chẽ với các yếu tố dinh dưỡng trong môi trường nuôi đặc biệt là các khoáng đa lượng như nitogene (N), phosphore (P) và kali (K). Các giống cây khác nhau thì nhu cầu N:K cũng khác nhau. Ngay trên cùng một giống cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì nhu cầu về N:K cũng không giống nhau. Trong thực tế không có môi trường nuôi cấy nào là chuẩn tuyệt đối cho tất cả các cây trồng. Do vậy việc xác định môi trường thích hợp cho từng giai đoạn nhân in vitro cây hoa lan là việc làm rất cần thiết đối với các nhà sản xuất giống. Đề tài thực hiện: "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển chồi lan Phalaenopsis và lan Dendrobium".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định dạng Hyponex thích hợp sử dụng làm môi trường nhân chồi và tạo cây giống đối với giống lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) và giống lan Dendro (Dendrobium), bổ sung hoàn thiện qui trình sản xuất cây giống phục vụ sản xuất hoa thương mại.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu 8 loại Hyponex đang có bán phổ biến trên thị trường trong nước và trên thế giới. Đề tài thực hiện ở giai đoạn chồi của 2 giống lan Hồ Điệp (Phalaenopsis Yubidan) và lan Dendrobium Sonia

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của 8 loại Hyponex phổ biến trên thị trường trong nước và Quốc tế đến sinh trưởng và Phát triển của chồi hai giống lan Hồ điệp và Dendro so với môi trường nhân chồi truyền thống MS1/2 (môi trường Murashige & Skoog 1962 giảm ½ khoáng đa lượng). Các chồi lan được cấy trên môi trường thạch có chứa các Hyponex nghiên cứu trong thời gian 8-10 tuần, tiến hành đánh giá đặc tính của chồi nhằm rút ra dạng Hyponex thích hợp sử dụng trong nhân chồi và tạo cây giống hoàn chỉnh.

    6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn

    Ý nghĩa khoa học : Hyponex là dạng dinh dưỡng hỗn hợp, gồm các muối vô cơ, muối hữu cơ, các vitamin và một số chất đệm gần tương đương như môi trường MS cơ bản. Vì vậy chỉ cần bổ sung thêm một số chất điều hòa sinh trưởng, than hoạt tính, đường và nước dừa thích hợp là có thể sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật nhân giống cây trồng.
    Ý nghĩa thực tiễn: Hyponex tiện dụng hơn rất nhiều so với môi trường MS bởi nó có các ưu điểm là dễ bảo quản, bảo quản được trong điều kiện binh thường, thời gian bảo quản được lâu, pha chế đơn giản, dễ áp dụng trong sản xuất cây giống. Mặt khác giá thành thấp, tìm kiếm dễ ràng trên thị trường.

    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    TÓM TẮT 1

    LỜI MỞ ĐẦU 2

    1. Đặt vấn đề: 2
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới và Việt Nam 5
    1.1.1. Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới 5
    1.1.2. Lịch sử nuôi trồng hoa lan ở Việt Nam 7
    1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 8
    1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 8
    1.2.2. Tình hình sản xuất lan ở Việt Nam 10
    1.3. Giới thiệu về giống Lan Hồ Điệp 12
    1.3.1. Phân loại 13
    1.3.2. Nguồn gốc và sự phân bố 13
    1.3.3. Đặc điểm thực vật 15
    1.3.4. Điều kiện sinh thái. 16
    1.3.4.1. Nhiệt độ và độ ẩm 16
    1.3.4.2. Nhu cầu nước tưới 18
    1.3.4.3. Ánh Sáng 19
    1.3.4.4. Độ thông thoáng 19
    1.3.4.5. Dinh dưỡng 20
    1.3.5. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất lan Hồ điệp 20
    1.3.5.1. Giá trị kinh tế của hoa Hồ Điệp 20
    1.3.5.2. Tình hình sản xuất lan Hồ điệp 22
    1.4. Giới thiệu về giống lan Dendrobium 24
    1.4.1. Phân loại 24
    1.4.2. Sự phân bố 25
    1.4.3. Đặc điểm hình thái 27
    1.4.4. Điều kiện sinh thái 31
    1.4.5. Giá trị sử dụng 34
    1.4.5.1. Giá trị sử dụng của lan ở một số nước trên thế giới 34
    1.4.5.2. Giá trị y dược và thực phẩm 34
    1.5. Các kỹ thuật nhân giống trên cây lan 36
    1.5.1. Phương pháp nhân giống truyền thống 36
    1.5.1.1. Nhân giống hữu tính bằng hạt 36
    1.5.1.2. Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết 37
    1.5.2. Kỹ thuật nhân giống in vitro 38
    1.5.2.1. Lịch sử 38
    1.5.2.2. Các bước nhân giống in vitro 40
    1.5.2.3. Các kỹ thuật nhân giống in vitro 42
    1.5.2.4. Ưu nhược điểm của kỹ thuật nhân giống in vitro 44
    1.6. Môi trường nuôi cấy in vitro 46
    1.6.1. Một số môi trường thường được dùng trong nuôi cấy mô – tế bào thực vật 46
    1.6.2. Vai trò của các thành phần trong môi trường nuôi cấy 47
    1.6.2.1. Các khoáng vô cơ 48
    1.6.2.2. Vitamin 54
    1.6.2.3. Các chất điều hòa sinh trưởng 54
    1.2.6.4. Hexitol 58
    1.6.2.5. Hydrate carbon (đường) 58
    1.6.2.6 Một số yếu tố khác trong môi trường nuôi cấy mô lan 59
    1.6.2.7. Yếu tố làm đặc môi trường (Agar). 61
    1.6.2.8. Ảnh hưởng của pH 61
    1.6.3. Các yếu tố Vật lý của môi trường nuôi cấy 62
    1.6.3.1. Nhu cầu ánh sáng 62
    1.6.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ 62
    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 63
    2.1.1. Mẫu cấy 63
    2.1.2. Môi trường nuôi cấy 63
    2.1.3. Điều kiện thí nghiệm 64
    2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 64
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 64
    2.2.1. Cách pha môi trường 64
    2.2.1.1. Đối với môi trường MS 64
    2.2.1.2. Đối với môi trường Hyponex dạng rắn 66
    2.2.1.3. Đối với Hyponex dạng lỏng 66
    2.2.2. Các thao tác trong phòng cấy 66
    2.2.3. Cách bố trí thí nghiệm 67
    2.2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển của chồi lan Hồ Điệp (Phalaenopsis Yubidan). 68
    2.2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển của chồi lan Dendrobium Sonia 69
    2.4 Xử lý số liệu 69
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển của chồi lan Phalaenopsis Yubidan. 70
    3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số Hyponex bổ sung đến sự hình thành và Phát triển của chồi lan Dendrobium Sonia. 77
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    4.1. Kết luận 84
    4.2. Đề nghị 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...