Thạc Sĩ Nghiên cứu soát xét TCXD 205 1998 móng cọc tiêu chuẩn thiết kế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998: móng cọc tiêu chuẩn thiết kế
    Định dạng file word kèm slide thuyết trình

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu. 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
    4. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 5
    6. Nội dung của luận văn. 5
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÓNG CỌC VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MÓNG CỌC. 6
    1.1. Móng cọc - sự hình thành và phát triển. 6
    1.1.1. Khái niệm 6
    1.1.2. Lịch sử phát triển. 7
    1.1.3. Tình hình sử dụng móng cọc ở Việt Nam. 8
    1.1.4. Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng. 8
    1.1.5. Phân loại cọc, móng cọc. 9
    1.2. Các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế móng cọc. 26
    1.2.1. Khái quát về tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trên thế giới. 26
    1.2.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc do Việt Nam ban hành: 27
    1.2.3. Tình hình sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế trong lĩnh vực tư vấn xây dựng ở Việt Nam hiện nay. 28
    1.2.4. Tổng quan về TCXD 205:1998. 30
    CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ KHOA HỌC 35
    2.1. Các quan điểm thiết kế móng cọc. 35
    2.1.1. Thiết kế cọc theo sức chịu tải cho phép. 35
    2.1.2. Thiết kế cọc theo hệ số thành phần. 36
    2.2. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền. 39
    2.2.1. Công thức tổng quát về sức chịu tải dọc trục của cọc. 39
    2.2.2. Sức kháng mũi của cọc Q[SUB]p[/SUB] 40
    2.2.3. Sức kháng bên của cọc. 42
    2.2.4. Hiện tượng ma sát âm 44
    2.3. Các phương pháp tính toán sức chịu tải dọc trục của cọc từ các thí nghiệm trong phòng 46
    2.3.1. Phương pháp tính toán sức chịu tải của theo các chỉ tiêu cường độ đất nền .46
    2.4. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo vật liệu. 56
    2.4.1. Sức chịu tải theo vật liệu của cọc đúc sẵn. 56
    2.4.2. Sức chịu tải theo vật liệu của cọc khoan nhồi 59
    2.5. Những nội dung đề nghị điều chỉnh của TCXD 205:1998. 60
    2.5.1. Về phương pháp xác định sức chịu tải dọc trục của cọc theo vật liệu. 60
    2.5.2. Về phương pháp xác định sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền. 61
    CHƯƠNG 3 . MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN 63
    3.1. Công trình nhà hành chính hiệu bộ - trường Đại học Kỹ thuật hậu cần CAND - Bộ Công An. 63
    3.1.1. Giới thiệu chung về công trình. 63
    3.1.2. Điều kiện địa chất 63
    3.1.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 65
    3.1.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu. 65
    3.1.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền. 66
    3.2. Công trình Khối nhà ăn - ở -hội trường - Trung đoàn hải quân 962. 71
    3.2.1. Giới thiệu chung về công trình. 71
    3.2.2. Điều kiện địa chất 71
    3.2.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 73
    3.2.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu. 73
    3.2.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền. 74
    3.3. Công trình tổ hợp khách sạn dầu khí Việt Nam 78
    3.3.1. Giới thiệu chung về công trình. 78
    3.3.2. Điều kiện địa chất 78
    3.3.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 80
    3.3.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu. 80
    3.3.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền. 81
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tàiHiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, các công trình cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều, các công trình này có tải trọng lớn xây dựng trên nền đất yếu nên thường sử dụng móng cọc để truyền tải trọng xuống lớp đất tốt phía dưới, làm giảm biến dạng và lún không đều, làm tăng độ ổn định của công trình, có khả năng chịu tải trọng ngang lớn. Mặt khác, nhu cầu xây dựng thường tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,TP Hồ Chí Minh ., các đô thị này có điều kiện địa chất yếu và phức tạp, vì vậy móng cọc với nhiều phương pháp thi công đa dạng như: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi . có thể sử dụng làm móng cho các công trình có điều kiện địa chất địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được, đã đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và lớn.
    Hiện nay trong thiết kế móng cọc ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường quen sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205:1998. Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ năm 1998, đã đáp ứng được cơ sở khoa học và hướng dẫn thiết kế móng cọc, tuy nhiên sau một thời gian dài đưa vào ứng dụng đã phát sinh nhiều bất cập trong việc xác định sức chịu tải của cọc và một số vấn đề liên quan trong tính toán thiết kế do xuất hiện nhiều phương pháp khảo sát cũng như thí nghiệm cọc và thi công cọc nên cần thiết phải có sự nghiên cứu đánh giá soát xét và chỉnh sửa tiêu chuẩn này để đưa vào ứng dụng một cách hiệu quả hơn
    Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998: móng cọc tiêu chuẩn thiết kế”
    2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu soát xét TCXD 205:1998 từ đó đưa ra các đề nghị chỉnh sửa một số nội dung của tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tiễn xây dựng hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu: soát xét các nội dung xác định sức chịu tải của cọc theo TCXD 205:1998.
    Đối tượng nghiên cứu là cọc bê tông cốt thép có tiết diện đặc và cọc khoan nhồi.
    4. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu soát xét TCXD 205:1998 bằng các phương pháp lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với việc so sánh với các tiêu chuẩn nước ngoài và các vấn đề thực tiễn đặt ra từ đó đưa ra các kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung của tiêu chuẩn.
    Dùng các ví dụ trong thiết kế một số công trình cụ thể để so sánh kết quả giữa TCXD 205:1998 và đề xuất chỉnh sửa.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:Đề xuất kiến nghị chỉnh sửa TCVN205:1998 trong việc xác định sức chịu tải của cọc
    Góp phần làm sáng tỏ sức làm việc thực của cọc khi chịu tải, giảm lãng phí khi thiết kế và thi công cọc. Giảm thiểu sự khác biệt giữa sức chịu tải của cọc theo thiết kế và thực tiễn sử dụng.
    6. Nội dung của luận vănLuận văn được chia làm 3 chương:
    - Phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị
    - Chương 1: Tổng quan về móng cọc và các tiêu chuẩn móng cọc.
    - Chương 2: Cở sở khoa học.
    - Chương 3: Một số ví dụ tính toán
    PHẦN II - NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÓNG CỌC VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MÓNG CỌC.1.1. Móng cọc - sự hình thành và phát triển1.1.1. Khái niệm
    Móng cọc là loại móng dùng những cây cọc hạ xuống các tầng đất tốt ở sâu nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải của móng. Móng cọc gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. TCXD 205:1998 - Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế.
    2. TCXD 189:1996 -Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thiết kế.
    3. TCXD 195:1997- Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi.
    4. TCXDVN 269 - 2002 - Cọc - Phương pháp thí nghiệm hiện trường.
    5. GSTS. Nguyễn Văn Quảng, KS. Nguyễn Hữu Kháng, KS.Uông Đình Chất (2002), Nền và móng các công trình dân dụng và công nghiệp, Nhà xuất bản xây dựng
    6. GS.TSKH. Nguyễn Văn Quảng(2008), Nền móng và tầng hầm nhà cao tầng, Nhà xuất bản xây dựng.
    7. GSTS.Vũ Công Ngữ ,Ths.Nguyễn Thái (2004), Móng cọc – phân tích và thiết kế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    8. Lê Đức Thắng(1998), Tính toán móng cọc, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
    9. Trường đại học xây dựng chuyên ngành cầu đường – địa kỹ thuật(1994), Móng cọc CTFE – mấy vấn đề bổ túc cho kỹ sư xây dựng, nhà xuất bản xây dựng.
    10. Nguyễn Duy Hưng(2005), Luận văn thạc sỹ kỹ thuật: Cọc ngàm trong đá chịu tác động của tải trọng ngang, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, trang 5-44.
    11. Võ Thị Thu Hường(2007), Luận văn thạc sỹ kỹ thuật: Các nội dung cơ bản về xác định sức chịu tải của cọc theo Tiêu chuẩn Việt Nam và một số Tiêu chuẩn nước ngoài, trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trang 21-70.
    12. PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng(2008), Báo cáo tổng hợp cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn “Móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...