Chuyên Đề nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU SƠ THẢO VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM






    MỤC LỤC
    TÓM TẮT . 1
    1. GIỚI THIỆU . . 2
    1.1 Tiếp cận truyền dẫn tỷ giá hối đoái . . 2
    1.1.1 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái . . 2
    1.1.2 Các kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái . . 3
    1.1.3 Tầm quan trọng của nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái . . 4
    1.2 Môi trường truyền dẫn tỷ giá hối đoái . . 5
    2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY . . 9
    2.1 Các nghiên cứu đối với các nước phát triển . . 9
    2.2 Các nghiên cứu đối với các nước đang phát triển . 10
    2.3 Các nghiên cứu trong nước . 12
    2.4 Lựa chọn mô hình đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái . 13
    3. KHUNG PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM . . 15
    3.1 Mô hình nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái . 15
    3.1.1 Mô hình nghiên cứu . 15
    3.1.2 Các bước thực hiện trong quá trình thực nghiệm mô hình VAR . 17
    3.2 Hệ số tương quan thứ hạng Spearman . 18
    3.3 Mô hình VECM- Ước lượng cân bằng dài hạn. 18
    3.4 Dữ liệu nghiên cứu . 19
    4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . . 21
    4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và chọn độ trễ cho mô hình . 21
    4.2 Đo lường cú sốc bằng mô hình VAR . 21
    4.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse response function) . 21
    4.2.2 Kiểm định Robustness . 25
    4.3 Đo lường môi trường truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam . 29
    4.4 Đo lường mối quan hệ cân bằng dài hạn của truyền dẫn tỷ giá hối đoái. 33
    4.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và lựa chọn bước trễ với mô hình VECM . 34
    4.4.2 Cân bằng dài hạn và cơ chế điều chỉnh sai số . 35
    5. KẾT LUẬN . . 39
    5.1 Tổng kết kết quả nghiên cứu thực nghiệm . 39
    5.2 Một vài khuyến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo . 39
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42
    PHỤ LỤC . . 46



    1
    TÓM TẮT
    Khi xem xét tác động của phá giá tiền tệ trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
    hàm ý phạm vi nghiên cứu trong kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái (pass-through).
    Chúng tôi sử dụng mô hình VAR để tiếp cận truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ
    số giá của Việt Nam gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu
    dùng. Kết quả phân tích mô hình VAR cho thấy mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập
    khẩu là lớn nhất, sau đó mới đến chỉ số giá sản xuất và thấp nhất là chỉ số giá tiêu
    dùng. Trong dài hạn, chúng tôi phát hiện truyền dẫn tỷ giá hối đoái hoàn toàn đến
    chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam.
    Từ khóa: Phá giá tiền tệ, hệ số truyền dẫn tỷ giá, chỉ số giá, lạm phát, VAR, phân
    rã phương sai




    2
    1. GIỚI THIỆU
    1.1 Tiếp cận truyền dẫn tỷ giá hối đoái
    1.1.1 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
    Khi nghiên cứu về vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước công nghiệp, các
    nhà kinh tế học thường chú ý mức tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên chỉ số
    giá nhập khẩu và mức ấn định giá bán của từng lĩnh vực sản xuất.
    Jonathan McCarthy (2000) thì xem xét khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái dưới
    góc độ là sự tác động của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến giá sản
    xuất và giá tiêu dùng trong nước tại 9 nền kinh tế phát triển.
    Sophocles N. Brissimis (2006) nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái dựa trên xây
    dựng mô hình mối liên kết giữa giá nhà sản xuất nội địa và giá nhà sản nước ngoài
    và mối liên hệ giữa giá sản phẩm trong nước với tỷ giá. Tác giả cho rằng truyền dẫn
    tỷ giá hối đoái có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn 1, nó tùy thuộc vào phỏng đoán
    biến động giá của các công ty xuất khẩu và công ty trong nước.
    Các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước đang phát triển cũng sử
    dụng các mô hình tương tự như các nước phát triển, nhưng vấn đề truyền dẫn tỷ giá
    hối đoái lại được xem xét rõ hơn. Các nghiên cứu cũng tập trung làm rõ cơ chế
    truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá
    tiêu dùng. Ito và Sato(2006) đã nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến ba chỉ số
    giá vừa nêu tại các nước châu Á. Rudrani Bhattacharya (2008) đã nghiên cứu truyền
    dẫn tỷ giá hối đoái tại Ấn Độ, tác giả xem xét truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ
    số giá trong nước.
    Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển nên chúng tôi cho rằng có thể hiểu
    “truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi
    tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một phần trăm”. Các chỉ số giá trong nước bao
    gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Nếu tỷ giá hối
    đoái thay đổi 1% khiến cho giá cả thay đổi 1% thì sự truyền dẫn được gọi là hoàn




    3
    toàn và nếu nhỏ hơn 1% thì sẽ được gọi là sự truyền dẫn không hoàn toàn.
    1.1.2 Các kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái
    Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chỉ số giá trong nước qua kênh trực
    tiếp hoặc gián tiếp. Theo cách tiếp cận của Hyder và Shah (2004), kênh truyền dẫn
    trực tiếp diễn ra khi biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trong nước thông qua thay
    đổi của hàng hoá nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng hoặc hàng hoá nhập khẩu sử dụng
    làm đầu vào cho sản xuất trong nước. Khi đó một sự phá giá đồng nội tệ sẽ làm giá
    nhập khẩu sẽ tăng, ngược lại một sự nâng giá nội tệ sẽ làm giá nhập khẩu giảm.
    Trong trường hợp phá giá, chi phí nhập khẩu nguyên liệu cao hơn sẽ làm tăng chi
    phí biên và dẫn tới chi phí sản xuất hàng nội địa tăng. Măt khác, các công ty nhập
    khẩu hàng hoá tiêu dùng cuối cùng có thể tăng giá bán để phản ứng lại việc tăng chi
    phí hàng nhập khẩu. Như vậy, kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái đầu tiên là các thay
    đổi của tỷ giá hối đoái làm tăng giá nhập khẩu ảnh hưởng đến giá sản xuất đầu vào
    rồi đến ảnh hưởng đến mức giá sản xuất, và cuối cùng ảnh hưởng đến mức giá tiêu
    dùng. Kênh thứ hai là những thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá nhập
    khẩu hàng hoá cuối cùng và do đó tác động vào mức độ giá tiêu dùng trong nước.
    Trong kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái gián tiếp, trong trường hợp phá giá tiền tệ
    chẳng hạn, sẽ làm thay đổi xu hướng tiêu dùng trên thị trường trong nước và nước
    ngoài. Khi quốc gia phá giá đồng tiền, hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn nên
    người dân trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong
    nước. Đối với thị trường nước ngoài, cầu về hàng hóa của nước có đồng tiền phá giá
    có xu hướng tăng lên. Cả hai yếu tố này đều tạo áp lực tăng giá hàng nội địa. Theo
    Hyder và Shah (2004), nếu sản xuất trong nước sử dụng yếu tố đầu vào từ nhập
    khẩu thì giá của của nhà sản xuất dự kiến sẽ tăng và điều này cũng sẽ làm tăng mức
    giá tiêu dùng, nếu các sản phẩm nhập khẩu là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, các nhà
    sản xuất trong nước và nhà bán lẻ có thể tăng giá của họ để phản ứng mức tăng của
    tỷ giá nhằm duy trì lợi nhuận biên. Kết quả là giá cả hàng hóa nội địa tăng lên. Các
    kênh truyền trực tiếp và gián tiếp được minh họa trong Hình 1.1.




    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...