Tài liệu Nghiên cứu so sánh về Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu so sánh về Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc










    Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân của Việt Nam và Trung Quốc để từ đó rút ra những nhận xét bước đầu về cơ cấu tổ chức và thể chế lãnh đạo, góp phần có thêm tư liệu so sánh về vấn đề này cho học viên, sinh viên và giáo viên, các nhà nghiên cứu.







    Trong bộ máy nhà nước của Việt Nam cũng như Trung Quốc, Viện Kiểm sát đều là cơ quan tư pháp rất quan trọng. Viện Kiểm sát của hai nước đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chính quyền nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân tại nước mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu so sánh về vấn đề cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc.




    1. Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát Việt Nam [1]


    Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân của Việt Nam thì Viện Kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan bao gồm: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Kiểm sát nhân


















































































    dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Viện Kiểm sát quân sự.




    1.1. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao


    - Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: a) Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; b) Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
    - Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: a) Viện trưởng; b) Các Phó Viện trưởng; c) Một số Kiểm sát viên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng.
    Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý






    kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.




    1.2. Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh


    - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
    Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
    - Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có:
    a) Viện trưởng; b) Các Phó Viện trưởng; c) Một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng.
    Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.




    1.3. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh


    - Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị
    xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận

    công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
    - Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.




    1.4. Viện Kiểm sát quân sự


    Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Các Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện kiểm sát quân sự khu vực.
    Căn cứ vào nhiệm vụ của quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
    Viện kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ
    cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...