Luận Văn Nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế (H

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của các giao dịch kinh tế và thương mại của các chủ thể các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng hơn nữa trên toàn cầu, vì thế các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế đã và đang có nhiều thay đổi, phát triển rất đa dạng về hình thức, qui mô và độ sâu. Song song với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các công cụ tín dụng đã hình thành và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, tính hữu ích của nó ngày một cao hơn. Mỗi công cụ tín dụng ra đời là sản phẩm riêng có của các quan hệ tín dụng tương ứng. Các công cụ lưu thông tín dụng như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc có vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế, đem lại sự thuận lợi trong giao dịch xuyên quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế bên cạnh tiện ích của nó, lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một trong những lí do gây nên rủi ro là do môi trường pháp lý quốc tế của thanh toán quốc tế còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu nhiều luật quốc tế, các tập quán quốc tế của ICC ban hành tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong vận dụng. Chỉ riêng đối với ba công cụ thanh toan: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc, đã có bốn nguồn luật điều chỉnh là ULB 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu và kì phiếu (hối phiếu nhận nợ) thuộc công ước Geneva, BEA 1882 - Luật hối phiếu của Anh, UCC 1995 - Luật thương mại thống nhất của Mĩ và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
    Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế (Hối phiếu đòi nợ, Hối phiếu nhận nợ, Séc, ) trong ULB 1930 (Châu Âu), BEA188 2(Anh), UCC1995 (Mỹ) và Luật công cụ chuyển nhượng của VN 2006” nhằm đưa đến cho mọi người một cái nhìn tổng quan về những điểm khác biệt giữa bốn nguồn luật này khi điều chỉnh các công cụ thanh toán đã kể trên. Do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của chúng tôi không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...