Thạc Sĩ Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Nghiên cứu sinh chọn đề tài: Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh vì 2 lí do (luận án viết 1,5 trang):
    - Nghiên cứu văn học trên giác độ so sánh là hướng đi đã và đang mang lại nhiều thành công quan trọng. Trong quá trình giữ vai trò trung tâm, văn học người Kinh đã ảnh hưởng đến văn học dân tộc khác như thế nào và văn học dân tộc thiểu số tác động trở lại văn học người Kinh ra sao thì đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
    - Văn hoá, văn học dân tộc Tày có bề dày lịch sử và vô cùng phong phú, đa dạng, có sức hút đặc biệt đối với người nghiên cứu. Đề tài Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh sẽ giúp chúng tôi hiểu biết sâu hơn về văn học hai dân tộc Kinh - Tày, làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa hai nền văn học cùng chung mạch nguồn. Từ đó, cung cấp thêm cách nhận diện mới về truyện thơ Nôm Kinh - vấn đề mà lâu nay chúng ta tưởng chừng những nhận định về nó đã khá ổn định. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không bị trùng với bất cứ công trình nào trước đây.
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Mục đích chính của chúng tôi là tìm hiểu, nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.
    2.2. Đề tài còn đặt ra các mục đích khác
    2.2.1. Xác định vai trò hạt nhân và ảnh hưởng của nền văn học dân tộc Kinh đối với nền văn học dân tộc Tày.
    2.2.2. Làm nổi bật quy luật tiếp nhận, kế thừa, chắt lọc tinh hoa từ nền văn học dân tộc Kinh của nền văn học dân tộc Tày.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Nhóm truyện thơ Nôm Tày
    - Văn bản do nhóm tác giả: Hoàng Triều Ân, Dương Nhật Thanh, Phạm Quốc Tuấn sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa gồm các tác phẩm: Tổng Tân - Cúc Hoa (2008); Thạch Seng (2008); Phạm Tử - Ngọc Hoa (2010), Nxb Đại học Thái Nguyên.
    - Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Bình - Dương Lễ cổ truyện (2013), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    3.2.2. Nhóm truyện thơ Nôm Kinh
    - Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), 2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội, (trong đó có các tác phẩm: Tống Trân - Cúc Hoa; Phạm Tải - Ngọc Hoa; Thạch Sanh).
    - Văn bản truyện thơ Nôm Kinh Lưu Bình - Dương Lễ (1958), Nxb
    Phổ thông, Hà Nội.
    4. Đóng góp của luận án
    4.1. Về mặt khoa học, luận án góp phần giải quyết vấn đề: tìm hiểu, so sánh để bước đầu định giá văn học của một dân tộc thiểu số trong lòng dân tộc Việt Nam.
    Tổng hợp, khái quát, khẳng định chân giá trị truyện thơ Nôm Tày trong lịch sử văn học trung đại dân tộc Tày và lịch sử văn học trung đại Việt Nam.
    4.2. Kết quả nghiên cứu trong luận án chỉ ra được tài năng, sự sáng tạo của tác giả người Tày khi tái tạo truyện thơ Nôm Tày trên cơ sở kế thừa, tiếp thu tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh.
    4.3. Ngoài những đóng góp trên, luận án góp phần giải quyết phần nào sự bức xúc về tư liệu của giới nghiên cứu khi tìm hiểu về truyện thơ Nôm Tày. Làm tăng số lượng các truyện thơ Nôm Tày được dịch sang tiếng Việt từ 23 lên 26 văn bản.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng 4 phương pháp chính: So sánh; Loại hình; Hệ thống; Nghiên cứu liên ngành.
    6. Cấu trúc của luận án
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...