Luận Văn Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. lý do chọn đề tài
    Trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đi theo con
    đường xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc của hai nước này đều dựa trên
    cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp chặt chẽ với tình hình thực
    tế của mỗi quốc gia. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về
    lịch sử, văn hóa và đường lối phát triển thời hiện đại. Vấn đề dân tộc của
    Trung Quốc và Việt Nam có những đặc điểm chung, nhưng trong khuôn
    khổ của mỗi quốc gia lại có những đặc thù riêng. Vì thế nghiên cứu so
    sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam sẽ góp phần vào sự
    hiểu biết lẫn nhau về chính sách dân tộc của hai nước, tìm hiểu những
    chính sách có hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề dân tộc của nhà nước xã hội
    chủ nghĩa, những chính sách này khác với nhiều nước trên thế giới.
    2. tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm qua đã có rất nhiều học giả Trung Quốc và Việt Nam
    nghiên cứu lý luận và chính sách dân tộc của nhà nước mình. Các học giả
    Trung Quốc từ các góc nhìn nghiên cứu chính sách dân tộc, như nghiên
    cứu về lý thuyết dân tộc của Đảng cộng sản Trung Quốc và một số vấn đề
    của chính sách dân tộc Trung Quốc, như vấn đề xác định thành phần dân
    tộc, chế độ tự trị khu vực dân tộc, ngôn ngữ chữ viết dân tộc thiểu số . Từ
    những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, việc nghiên cứu chính sách dân
    tộc ở Trung Quốc đã được đẩy mạnh, nhiều công trình nghiên cứu mới về
    văn bản pháp luật, quy định về chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã
    hội dân tộc thiểu số được xuất bản. Chính sách dân tộc ở Trung Quốc đã
    được một số học giả Việt Nam đề cập đến. Các học giả Việt Nam có những
    công trình tổng quan và quá trình phát triển của chính sách dân tộc Việt
    Nam. Những năm gần đây đã xuất hiện những công trình nghiên cứu so
    sánh vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của một số quốc gia.
    2
    3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu
    Thông qua nghiên cứu so sánh, nhằm tìm hiểu sự hình thành phát triển
    của chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại, góp
    phần vào sự phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số của hai nước.
    Nhiệm vụ của luận án gồm: Tìm hiểu tình hình và đặc điểm dân tộc của
    Trung Quốc và Việt Nam; nghiên cứu cơ sở lý thuyết của chính sách dân
    tộc của Trung Quốc và Việt Nam; nghiên cứu phân kỳ quá trình hình thành
    và phát triển của chính sách dân tộc Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại
    qua các giai đoạn lịch sử; so sánh một số chính sách và biện pháp thực hiện
    chính sách dân tộc của hai nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm chính sách dân tộc thời hiện
    đại của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam và hai Nhà
    nước về vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc. Luận án trình bày và so sánh
    chính sách dân tộc thời hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1949
    và năm 1945 trở lại đây.
    5. nguồn tàI liệu và Phương pháp nghiên cứu
    Nguồn tài liệu của đề tài này chủ yếu gồm: những văn bản pháp luật và
    quy định về chính sách dân tộc; những văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng
    liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc; những tài liệu thu thập
    được trong quá trình tiến hành điền dã dân tộc học; các công trình nghiên
    cứu đã công bố liên quan đến chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt
    Nam thời hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các
    phương pháp như sau: phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp điền
    dã dân tộc học, phương pháp phân tích và tổng hợp.
    3
    6. đóng góp của luận án
    Đề tài sẽ giúp ích cho việc trao đổi, học hỏi nhiều hơn về cơ sở lý luận
    của chính sách dân tộc, cách xử lý vấn đề dân tộc và phát triển kinh tế - xã
    hội vùng dân tộc thiểu số của hai nước.
    7. Cấu trúc của luận án
    Phù hợp với mục đích và với việc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên,
    ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận án gồm 3 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...