Luận Văn Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá chình Bông (Anguilla marmorata) trong bể

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích đề tài 3
    Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Một số hiểu biết về cá chình 4
    2.1.1. Nguồn gốc và vòng đời cá chình 4
    2.1.2. Thành phần loài và sự phân bố 7
    2.1.3. Môi trường sống và đặc điểm dinh dưỡng của cá chình 10
    2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 11
    2.1.5. Đặc điểm sinh sản của cá chình 12
    2.2. Nuôi cá chình trên thế giới 13
    2.2.1. Lịch sử phát triển và hiện trạng nghề nuôi cá chình trên thế giới 13
    2.2.2. Thành quả của nghề nuôi cá chình 15
    2.3. Nghiên cứu và nuôi cá chình ở Việt Nam 16
    2.3.1. Những nghiên cứu về cá chình ở Việt Nam 16
    2.3.2. Nuôi cá chình ở Việt Nam 19
    2.4. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 19
    2.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị 19
    2.4.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 21
    2.5. Đặc điểm sinh học cá chình Bông (Anguilla marmorata) 24
    2.5.1. Khóa phân loại 24
    2.5.2. Đặc điểm hình thái cơ thể 24
    2.5.3. Phân bố và tập tính sống 25
    2.5.4. Dinh dưỡng và sinh trưởng 26
    2.5.5. Đặc điểm sinh sản 27
    Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
    3.1. Nội dung nghiên cứu 29
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    3.2.2. Thời gian nghiên cứu 29
    3.2.3. Địa điểm nghiên cứu 29
    3.2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
    Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
    4.1. Kết quả theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường 35
    4.1.1. Biến động nhiệt độ 36
    4.1.3. Biến động hàm lượng oxy hòa tan trong thí nghiệm 37
    4.1.4. Độ trong và màu nước 37
    4.2. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá chình 38
    4.2.1. Tăng trưởng trọng lượng trung bình theo thời gian nuôi 38
    4.2.2. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối 39
    4.2.3. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng tương đối (gam/con/ngày) 40
    4.2.4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo % 42
    4.3. Tỷ lệ sống của cá chình trong thí nghiệm 43
    4.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn 44
    Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
    5.1. Kết luận 45
    5.2. Kiến nghị 45
    Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
    Phần 7. PHỤ LỤC 49


    Phần 1. MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, năng suất, đối tượng nuôi và trình độ kỹ thuật nuôi để trở thành một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm mà còn xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
    Với bờ biển dài 3260km cùng 112 cửa sông, lạch, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh và đầm phá, ngư trường. Có thể nói, tiềm năng nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam là rất phong phú và có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự giàu có về tài nguyên, khí hậu thuận lợi, đa dạng về sinh thái đã khiến cho ngành thuỷ sản nước ta có nhiều ưu thế phát triển trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của đất nước.
    Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trong năm 2011, ngành thủy sản có bước tăng trưởng đáng kể, tổng sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn (tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,2 triệu tấn (đạt kế hoạch và bằng 90,9% so với năm 2010), sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng 7,8% so với kế hoạch năm và 10,8% so với năm 2010), diện tích nuôi trồng đạt 1,093 triệu ha (bằng 97,3% kế hoạch và tăng 2,5 lần so với năm 2010).
    Với tiềm năng hiện có nuôi cá nước ngọt đang là một ngành nghề phát triển mạnh ở nước ta hiện nay. Hàng năm nuôi trồng thủy sản nước ngọt cung cấp một lượng lớn sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu của người dân.
    Hiện nay cá nước ngọt được nuôi rộng rãi với nhiều hình thức và quy mô lớn. Các đối tượng nuôi ngày càng phong phú với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm cỏ, cá chép, cá mè .cho năng suất thấp và chất lượng thịt không ngon nên chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa nên đã hạn chế tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Các đối tượng nuôi xuất khẩu như cá tra, cá basa có sản lượng xuất khẩu lớn nhưng thị trường còn nhiều bất ổn.Trước nhu cầu của thị trường với các loài có chất lượng thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng thì việc phát triển các đối tượng nuôi mới như cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá lăng nha, cá chình . cũng được người dân quan tâm đầu tư phát triển.
    Trong đó các loài cá chình trong giống Anguilla là những đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon được hầu hết người dân các nước trên thế giới ưa chuộng và có giá trị cao trên thị trường. Chính vì vậy mà nhiều nước đã đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi cá chình rất mạnh như: Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Đặc biệt là Đài Loan nghề nuôi cá chình mới được du nhập từ Nhật Bản vào những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay đã trở thành nước có sản lượng cá chình nuôi lớn nhất trên thế giới. Hiện nay người sản xuất ở Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh để nuôi đối tượng này.
    Nghề nuôi cá chình là một nghề mới phát triển trong những năm gần đây ở nước ta nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Cá chình là loài có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon với giá bán trung bình 300.000/kg mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, trình độ kỹ thuật nuôi chưa cao và không chủ động được nguồn giống nên cũng gặp nhiều khó khăn.
    Quảng Trị là một trong những tỉnh có điều kiện khí hậu không thuận lợi thường có nhiều thiên tai, tiềm năng nuôi các loài thủy sản lợ mặn hạn chế do đó nuôi trồng thủy sản là một ngành nghề mới chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả nước thì nghề nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị có bước phát triển mạnh mẽ hơn.
    Ngoài các đối tượng cá nước ngọt truyền thống, nuôi cá chình là một nghề rất mới, được nuôi chủ yếu ở một số huyện như Hải Lăng, Gio Linh, bước đầu đã mang lại nhưng tín hiệu khả quan để nhân rộng mô hình. Cá chình nuôi phổ biến ở Quảng Trị là các loài trong giống Anguilla trong đó hai loài được đưa vào nuôi thương phẩm là Cá chình bông hay còn gọi là cá chình hoa (A. marmorata ) và cá chình mun ( A. bicolor). Trong đó cá chình Bông là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nên được nuôi phổ biến.
    Hình thức nuôi cá chình bông phổ biến là nuôi trong ao đất, nuôi trong giai lưới, nuôi lồng ở các hồ chứa có mặt nước lớn nhưng còn tồn tại một số hạn chế nên hiệu quả mang lại chưa cao. Hiện tại nuôi cá chình trong bể xi măng được áp dụng phổ biến, nhằm đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi mới này nên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
    Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá chình Bông (Anguilla marmorata) trong bể xi măng tại trại giống mặn lợ Cửa Tùng - Quảng Trị”
    1.2. Mục đích đề tài
    - Nghiên cứu này nhằm xác định tốc độ sinh trưởng và đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của mô hình nuôi cá Chình trong bể xi măng. Từ đó xem xét việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
    - Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
     

    Các file đính kèm:

    • 10.docx
      Kích thước:
      596.9 KB
      Xem:
      3
Đang tải...