Thạc Sĩ Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]MỞ ĐẦU[/h]
    Vùng đệm VQG KKK có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ vùng lõi, duy trì hiệu quả bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các HST rừng, bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm. Dân cư vùng đệm chủ yếu là đồng bào DTTS gắn bó lâu đời với rừng, sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn TNTN, đã tạo áp lực lớn đối với VQG. Trong những năm 0gần đây, VQG đã và đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút cả về diện tích và ĐDSH.
    Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tài nguyên rừng làm cơ sở để tìm ra các giải pháp hợp lý cho sự phát triển hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên rừng và cải thiện đời sống người dân vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”.
    [h=2]2. Mục đích nghiên cứu[/h]Làm rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong điều kiện vùng đệm vườn quốc gia có cư dân bản địa là đồng bào dân tộc thiểu số, cư dân mới đến đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc sinh sống, tỷ lệ đói nghèo cao và dân trí thấp, từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp về chính sách và cơ chế để nâng cao hiệu quả bảo tồn và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
    [h=2]3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu[/h][h=3]3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu[/h]- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu bao gồm: hệ tự nhiên, hệ xã hội, những tác động qua lại giữa hai hệ trong vùng đệm, cũng như tác động của hệ xã hội (người dân) vùng đệm với tài nguyên rừng VQG KKK
    - Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013
    - Địa điểm: 13 thôn, làng thuộc 4 xã của 3 huyện vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai
    [h=3]3.2. Phạm vi nghiên cứu[/h]Đề tài nghiên cứu đề cập đến việc phân tích, làm rõ các thành phần thuộc hệ tự nhiên và hệ xã hội, tương tác giữa các thành phần trong hệ thống và giữa hai hệ thống với nhau của hệ STNV nhằm tìm ra mối quan hệ hài hòa giữa con người (người dân vùng đệm) và thiên nhiên (tài nguyên rừng) vùng VQG KKK, tỉnh Gia Lai.
    [h=2]4. Câu hỏi nghiên cứu và điểm mới của luận án[/h][h=3]4.1. Câu hỏi nghiên cứu[/h]Công trình nghiên cứu thực chất là đi tìm những bằng chứng (lí luận cũng như thực tế) để trả lời cho các câu hỏi chính sau đây:
    (1) Thành phần và các mối quan hệ trong hệ sinh thái nhân văn vùng đệm VQG KKK được thể hiện như thế nào?
    (2) Trong các mối quan hệ đó thì quan hệ nào là cơ bản nhất, khi có tác động sẽ có sự thay đổi nhiều nhất?
    (3) Trong mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, TTBĐ của người dân địa phương đóng vai trò như thế nào? Quan trọng ra sao?
    (4) Các chủ trương chính sách đã và đang thực thi có góp phần tạo nên sự hài hòa giữa bảo tồn rừng và cải thiện sinh kế cho người dân?
    (5) Có thể đề xuất một số giải pháp sử dụng tài nguyên rừng bền vững dựa trên tiếp cận STNV?
    [h=3]4.2. Những điểm mới của luận án[/h](1) Cung cấp được những số liệu mới về thành phần hệ STNV vùng đệm VQG KKK để xác định vùng đệm VQG như một hệ thống gồm hệ tự nhiên và hệ xã hội tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nâng cao hiệu quả bảo tồn cho vùng lõi của VQG.
    (2) Xác định được mối quan hệ cơ bản giữa các thành phần STNV, đồng thời lượng hóa được mối quan hệ đó thông qua xây dựng 5 phương trình hồi qui tuyến tính bội.
    (3) Xác định được 2 nhóm tri thức bản địa thể hiện mối quan hệ giữa người dân vùng đệm và tài nguyên rừng VQG KKK.
    (4) Phân tích, đánh giá được hiệu quả 3 chính sách chính liên quan đến đời sống người dân vùng đệm và quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng.
    (5) Đề xuất được 8 nhóm giải pháp nhằm góp phần quản lý tài nguyên rừng đồng thời nâng cao đời sống người dân vùng đệm dựa trên kết quả nghiên cứu STNV.
    [h=3]5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài[/h][h=4]5.1. Ý nghĩa khoa học[/h]Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về STNV vùng đệm VQG nói chung và VQG KKK nói riêng.
    [h=4]5.2. Ý nghĩa thực tiễn[/h]Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng trong việc phân tích cơ chế, chính sách hiện hành và đề xuất những chính sách mới phù hợp trên cơ sở khoa học STNV và thực tiễn của địa phương.
    6. Bố cục của luận án
    Luận án gồm 120 trang, được chia làm các phần: Mở đầu (4 tr), Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (9 tr), Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (8 tr), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (97 tr), Kết luận và đề nghị (2 tr). Luận án có 35 bảng; 25 biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, ảnh; 8 phụ lục; 137 tài liệu tham khảo, trong đó có 86 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng Anh).

    [h=1]Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU[/h][h=2]1.1. Nghiên cứu sinh thái nhân văn trên thế giới[/h]Các công trình nghiên cứu STNV trên thế giới tập trung làm sáng tỏ cơ sở, nội dung, phương pháp, vai trò của STNV, cách tiếp cận, sự khác nhau giữa STNV và sinh thái học.
    Từ các công trình nghiên cứu đó ta thấy: Mặc dù sinh thái nhân văn ra đời từ sự khởi xướng của các nhà khoa học Xã hội nhưng đã nhanh chóng được thừa nhận là một bộ phận của sinh thái học.
    [h=2]1.2. Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam[/h]Các công trình nghiên cứu STNV trong nước đã tập trung nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản: (1) Các dòng năng lượng, vật chất và thông tin chuyển từ hệ tự nhiên đến hệ xã hội và từ hệ xã hội đến hệ tự nhiên như thế nào? (2) Hệ xã hội thích nghi và phản ứng như thế nào trước những thay đổi trong hệ tự nhiên ? (3) Những hoạt động của con người đã gây nên những tác động gì đối với hệ tự nhiên? Đồng thời khẳng định hoạt động sinh kế, tri thức bản địa, phân tích chính sách là các nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu STNV.

    [h=1]Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[/h][h=2]2.1. Nội dung nghiên cứu[/h]i) Phân tích cấu trúc, thành phần hệ tự nhiên, thành phần hệ xã hội.
    ii) Mối quan hệ giữa TNR đối với người dân vùng đệm.
    iii) Mối quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ (nghèo, thoát nghèo) và nhóm dân cư (bản địa, mới đến) đối với TNR
    iv) TTBĐ người dân vùng đệm và vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý TNR.
    v) Phân tích một số chính sách tác động đến quản lý, bảo tồn TNR và cải thiện đời sống người dân vùng đệm.
    vi) Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức độ khai thác TNR.
    vii) Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững vùng đệm VQG KKK.
    [h=2]2.2. Phương pháp nghiên cứu[/h][h=3]2.2.1. Quan điểm, phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu[/h]Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm STNV, tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững.
    Hệ STNV không phải là một hệ thống kín mà luôn có mối quan hệ với các hệ thống kế cận. Vì vậy, nghiên cứu STNV vùng đệm VQG KKK không những đi sâu nghiên cứu cấu trúc, sự vận động của từng hệ thống, mối tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau mà còn nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa người dân vùng đệm với tài nguyên rừng VQG KKK.
    [h=3]2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể[/h][h=4]2.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp[/h][h=4]2.2.2.2. Phương pháp điều tra trên thực địa[/h](i) Cỡ mẫu: 380 hộ thuộc 13 thôn làng của 4 xã, 3 huyện vùng đệm.
    (ii) Chọn mẫu: Dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phương về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế hộ.
    (iii) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
    - Phỏng vấn bán cấu trúc đối với 380 hộ gia đình về thông tin hộ, hoạt động sinh kế, thu nhập, TTBĐ, nhận thức về chính sách thông qua bảng hỏi.
    - Phỏng vấn sâu 11 già làng, 29 cán bộ cấp xã, 8 cán bộ cấp huyện, 18 cán bộ của VQG về các thông tin cơ sở hạ tầng, hoạt động khai thác, quản lý, tình hình vi phạm pháp luật về BV và PTR thông qua bảng hỏi.
    - Phỏng vấn 36 chuyên gia về TTBĐ trong khai thác và sử dụng gỗ, LSNG, động vật, cây thuốc, canh tác nương rẫy, nuôi ong rừng thông qua bảng hỏi.
    (iv) Khảo sát và phân tích TTBĐ theo phương pháp của tác giả Hoàng Xuân Tý (2001).
    (v) Phương pháp thu thập mẫu vật: Cùng với các chuyên gia và người dân bản địa chúng tôi đã tiến hành thu thập 525 mẫu vật vào 13 đợt thực địa: tháng 5, 10/2010; tháng 3, 5, 7, 10/2011; tháng 3, 5, 8, 11/2012; tháng 3, 5, 8/2013. Xử lý và bảo quản mẫu vật thu được theo phương pháp của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (2008).
    [h=4]2.2.2.3. Phương pháp định danh các loài động, thực vật[/h]- Các tiêu bản thực vật được phân tích dựa trên phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Từ điển Thực vật thông dụng (Võ Văn Chi, 2003, 2004), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) để định danh các loài cây gỗ, cây làm thuốc, lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật, cây gỗ được đục tổ nuôi ong.
    - Thu thập thông tin về các loài động vật thông qua quan sát và phỏng vấn người dân về mẫu động vật. Xác định tên khoa học của các loài động vật quan sát và thu thập thông qua bảng hỏi trong điều tra, khảo sát.
    - Giám định lại tên khoa học các loài chưa chắc chắn: Sau khi định loại sơ bộ, các kết quả được gửi đến các chuyên gia chuyên ngành nhằm khẳng định và giám định lại tên khoa học của các loài (nếu cần thiết).
    [h=4]2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu[/h]Số liệu thu thập được tổng hợp và phân tích dựa trên phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0. Cụ thể:
    - Mã hóa, khai báo biến số và nhập dữ liệu:
    + Đối với biến định lượng: Sử dụng thang đo Scale, nhập số liệu điều tra thực tế.
    + Đối với biến định tính: sử dụng thang đo Nominal để chuyển dữ liệu “chữ” thành dữ liệu “số”, có sự phân cấp trong cột “values”.
    - Sử dụng tiêu chuẩn t, mức ý nghĩa thông kê <0,05 để so sánh các giá trị trung bình mẫu về các chỉ tiêu: Diện tích đất canh tác, các loại cây trồng, số lượng vật nuôi, lượng sản phẩm rừng khai thác, thu nhập giữa hai nhóm kinh tế hộ và hai nhóm dân cư.
    + Nếu sig.<0,05 thì có sự khác nhau có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng về chỉ tiêu so sánh.
    + Nếu sig.>0,05 thì không có sự khác nhau có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hia nhóm đối tượng về chỉ tiêu so sánh.
    - Lập phương trình hồi quy tuyến tính bội:
    + Tiêu chuẩn để áp dụng thống kê xác xuất phân tích quan hệ đa biến là: kiểm tra sự tồn tại của các biến số bằng tiêu chuẩn t với mức ý nghĩa <0,05. Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan R bằng tiêu chuẩn F với mức ý nghĩa < 0,05. Mô hình được xây dựng, lựa chọn là mô hình tuyến tính dựa vào sự độc lập tương đối của các biến số.
    + Sử dụng phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để xác định mức độ quan hệ, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội. Đầu tiên tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình, biến có hệ số tương quan nhỏ nhất sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu không thỏa mãn điều kiện sẽ bị loại ra. Lúc này mô hình sẽ được tính toán lại mà không có biến độc lập vừa loại. Tiếp theo SPSS sẽ lặp lại các thủ tục trên cho đến khi giá trị F của biến có hệ số tương quan nhỏ nhất lớn hơn điều kiện thống kê thì quá trình này sẽ dừng lại. Quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tuyến tính nếu không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (VIF<10). Giữa chúng có quan hệ tương đối chặt, nếu R[SUP]2[/SUP] hiệu chỉnh >0,25. Mức ý nghĩa sig. <0,05 hay độ tin cậy >95%. Kết quả phân tích được xây dựng thành mô hình có dạng: y[SUB]i[/SUB] = ß[SUB]0[/SUB] + ß[SUB]i[/SUB] x[SUB]i[/SUB] , trong đó: y[SUB]i[/SUB] là biến phụ thuộc; ß[SUB]0[/SUB] là tham số tự do; ß[SUB]i[/SUB] là độ dốc; x[SUB]i[/SUB] là biến độc lập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...