Luận Văn Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá kết (Kryptopterus bleekeri Gunther)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MC LỤC



    PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
    PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
    2.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của cá Kết 3
    2.2. Phân bố . 3
    2.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá Kết . 4
    2.2.1. Đặc điểm dinh dưỡng . 4
    2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cá Kết . 4
    2.4. Đặc điểm sinh sản của cá Kết 4
    2.4.1. Tuổi thành thục 4
    2.4.2. Mùa vụ sinh sản . 5
    2.4.3. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục cá Kết . 5
    2.4.3.1. Đặc điểm hình thái của tuyến sinh dục cái . 5
    2.4.3.2. Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục đực 6
    2.5. Một số loại kích thích tố thường được sử dụng . 6
    2.5.1. Não thùy 6
    2.5.2. HCG 7
    2.5.4. DOM (Domperidone) . 7
    2.6. Cơ chế tác dụng của thuốc 7

    PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện 10
    3.2. Vật liệu nghiên cứu . 10
    3.3. Phương pháp nghiên cứu . 10
    3.3.1. Sinh sản nhân tạo . 10
    3.3.1.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ 10
    3.3.1.2. Bố trí thí nghiệm . 10
    3.3.1.3. Phương pháp thụ tinh nhân tạo 11
    3.3.1.4. Một số chỉ tiêu theo dõi . 12
    3.3.2. Ương cá kết từ bột lên giống 12
    3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm . 12
    3.3.2.2. Cho ăn và chăm sóc 12
    3.3.2.3. Một số chỉ tiêu theo dõi . 13
    3.3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 13

    PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 14
    4.1. Sinh sản nhân tạo 14
    4.1.1. Thí nghiệm 1 14
    4.1.2. Thí nghiệm sinh sản bằng LHRHa . 14
    4.1.3. Thí nghiệm sinh sản bằng HCG . 20
    4.2. Ương cá bột lên giống . 21
    4.2.1. Một số chỉ tiêu thuỷ lý . 21
    4.2.2. Chăm sóc và theo dõi kết quả ương 22

    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 26
    5.1. Kết luận 26
    5.2. Đề xuất . 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27
    PHỤ LỤC . 28



    DANH SÁCH HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

    DANH SÁCH BẢNG


    Bảng 1: Kết quả thăm dò khả năng sinh sản của cá Kết . 15
    Bảng 2: Kết quả sinh sản nhân tạo bằng LHRHa + Motilium . 16
    Bảng 3: Quá trình phát triển của phôi cá Kết . 18
    Bảng 4: Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo bằng HCG . 20
    Bảng 5: Kết quả đo các chỉ tiêu thủy lý trong khi ương 21
    Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng của cá Kết từ bột lên giống 22
    Bảng 7: Tỉ lệ sống cá ương từ bột lên giống . 24

    DANH SÁCH HÌNH

    Hình 1: Cấu tạo hàm răng của cá Kết . 4
    Hình 2: Buồng tinh cá Kết . 11
    Hình 4 :Cá Kết trưởng thành 14
    Hình 5: :Mổ buồng tinh cá đực vuốt trứng cá Kết, 16
    Hình 6: Quá trình phát tri ển của phôi cá Kết 19
    Hình 8: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua 15, 30, 45 ngày . 24
    Hình 9: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá sau 15, 30, 45 ngày 24



    GIỚI THIỆU

    Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch, diện tích mặt nước lớn nhất trong cả nước, đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản với số lượng và trình độ thâm canh lớn nhất trong cả nước. Hàng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng trăm nghìn tấn thủy sản các loại như: tôm, cua, cá .trong đó có một số mặt hàng nổi tiếng như: tôm sú và một số loài cá như: cá tra, cá basa .với sản lượng rất cao, đem lại thu nhập khá cao cho người nuôi. Chỉ riêng An Giang trong năm 2004 đã xuất khẩu 152508 tấn cá Tra, đạt kim nghạch xuất khẩu 128,7 triệu USD (Huỳnh Thị Tú và ctv, 2004). Có thể nói nghề nuôi thủy sản có một vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển của nền kinh tế vùng.

    Nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bắt đầu từ rất sớm, những vùng nuôi nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp . với những đối tượng nuôi
    thống thì cá tra và cá basa là hai đối tượng được phát triển rộng rãi nhất với sản lượng cao nhất.

    Một trong những đối tượng mới đang bắt đầu được nghiên cứu hiện nay là cá Kết (Kryptopterus bleekeri Gunther). Cá Kết phân bố ở vùng đồng ruộng, kênh rạch, sông .của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam). Đây là một loại cá có chất lượng thịt ngon và có giá trị thương phẩm cao, là một loài cá có giá trị kinh tế trong xuất khẩu (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Tuy nhiên việc nghiên cứu và nuôi cũng như sản xuất giống đối tượng cá này chưa nhiều, tài liệu còn rất hạn chế.

    Trong khoảng bốn năm trở lại đây Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu hình thái phân loại, đặc điểm sinh học, sinh trưởng, khả năng sinh sản cũng như tập tính sống của loài cá này và đã đạt được một số hiểu biết đáng kể về loài cá này.

    Để xác định khả năng sinh sản nhân tạo của loài cá này, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ, đề tài “Nghiên Cứu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Kết (Kryptopterus bleekeri Gunther)” được tiến hành, nhằm tìm ra loại và liều lượng kích thích tố thích hợp để kích thích sinh sản nhân tạo cá Kết đạt hiệu quả nhất.

    Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

    Nghiên cứu ảnh hưởng của LHRHa với các liều lượng khác nhau lên quá trình chín và rụng trứng của cá Kết.
    Nghiên cứu ảnh hưởng của HCG với các liều lượng khác nhau lên quá trình chín và rụng trứng của cá Kết.
    Thí nghiệm ương cá Kết từ bột lên giống ở các mật độ khác nhau.
     
Đang tải...