Thạc Sĩ Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của Luồng (Dendrocalamus membra

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 11/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Đề tài “ Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) trồng tại làng tre Phú An – Tỉnh Bình Dương ”. Thu thập số liệu dựa trên giải tích 40 cây tiêu chuẩn và đo đếm toàn bộ số cây trong khu vực nghiên cứu.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong quá trình phát triển của Luồng, có sự phân hóa mạnh về đường kính thân. Số lượng cây chủ yếu tập trung ở cỡ kính 3,38 đến 5,23 cm. Trong đó số lượng cây tập trung nhiều nhất ở cỡ kính 4,00 cm chiếm 18,50 % tổng số cây trong khu vực. Cây có cỡ kính nhỏ nhất 1,54 cm và cây có cỡ kính lớn nhất 7,08 cm, chiếm tỉ lệ thấp tương ứng 2,07 % và 1,67 % tổng số cây trong khu vực.
    Kết quả tính được về kết cấu sinh khối tươi cây cá thể Luồng: Sinh khối thân tươi > sinh khối cành tươi > sinh khối lá tươi theo tỉ lệ tương ứng là 63,29 % > 26,04 % > 10,67 % so với tổng sinh khối tươi.
    Sinh khối khô bình quân cây cá thể Luồng là 6,07 ± 1,27 kg/cây. Thân có sinh khối khô cao nhất, bình quân là 4,05 ± 0,09 kg/cây và chiếm 64,71 %, cành có sinh khối khô bình quân là 1,34 ± 0,24 kg/cây và chiếm 25,46 %, bộ phận lá có sinh khối thấp nhất, trung bình là 0,68 ± 0,17 kg/cây và chiếm tỷ lệ 9,83 % thấp nhất so với tổng sinh khối khô.
    Tổng sinh khối khô cây cá thể Luồng bằng 40,92 % tổng sinh khối tươi. Sinh khối tươi tính trên toàn bộ khu vực trồng: Sinh khối thân > sinh khối cành > sinh khối lá. Sinh khối thân chiếm 65,09 %, sinh khối cành chiếm 21,73 % và sinh khối lá chiếm tỉ lệ thấp nhất 13,15 % so với tổng sinh khối tươi trên toàn diện tích.
    Sinh khối khô tính trên toàn bộ diện tích trồng: Sinh khối khô bộ phận thân > sinh khối khô cành > sinh khối khô lá, trong đó sinh khối thân khô chiếm 67,61 %, sinh khối cành khô chiếm 21,29 % và chiếm tỉ lệ thấp nhất là sinh khối lá khô chiếm 11,11 % so với tổng sinh khối khô trên toàn diện tích. Hàm số có dạng tổng quát y = a.Xb mô tả tốt nhất tương quan giữa sinh khối với D1,3 với hệ số xác định lớn, hệ số biến động và hệ số chính xác đều nằm trong phạm vi cho phép.
    Tỉ lệ % C trong các bộ phận cây khác nhau. Lượng carbon tích lũy chủ yếu ở thân, chiếm 67,77 %, tiếp đến carbon tích lũy ở cành chiếm 25,20 % và lượng carbon tích lũy thấp nhất ở lá chiếm 7,03 %.
    Khả năng hấp thụ CO2 của Luồng trên diện tích trồng đạt 42.144,32 kg/Strồng tương đương với 126,75 tấn/ ha. Lượng CO2 tương đương được Luồng hấp thụ hằng năm đạt 25,35 tấn/ha/năm.
    Lượng giá bằng tiền khả năng hấp thụ CO2 tương đương của Luồng trồng tại làng tre Phú An với năng suất là 25,35 tấn CO2 tương đương/ha. Như vậy, giá trị thu được bằng tiền từ CO2 tương đương tại thời điểm nghiên cứu: Tính theo giá cao có trị giá 7.168.726,5 đồng/ha/năm, tính theo giá trung bình có trị giá 5.376.544,875 đồng/ha/năm và tính theo giá thấp có giá trị 3.584.363,25 đồng/ha/năm.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC vi
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . x
    DANH MỤC CÁC BẢNG . xiii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .xv
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 3
    1.1 Nghiên cứu về sinh khối thực vật .3
    1.1.1 Nghiên cứu sinh khối thực vật trên thế giới 3
    1.1.2 Nghiên cứu sinh khối thực vật ở Việt Nam 5
    1.2 Những vấn đề về CO2 .8
    1.2.1 Phát thải CO2 .8
    1.2.2 Nghị định thư Kyôtô .10
    1.2.3. Một số phương pháp nghiên cứu hấp thụ CO2 của thực vật . 16
    1.2.4 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của thực vật . 20
    1.2.4.1 Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của thực vật trên thế giới
    . 20
    1.2.4.2 Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của thực vật trong nước
    . 23
    1.3 Những nghiên cứu về Luồng . 25
    1.3.1 Nghiên cứu về Luồng trên thế giới 25
    1.3.2 Nghiên cứu về Luồng ở trong nước . 26
    1.4 Nhận định về tổng quan nghiên cứu 28
    CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 30
    2.1 Nội dung nghiên cứu . 30
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 31
    2.2.1 Phương pháp luận 31
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 31
    2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa . 32
    2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 33
    2.3 Đối tượng nghiên cứu 35
    2.3.1 Đặc điểm sinh học 35
    2.3.2 Phân bố . 36
    2.3.3 Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học . 37
    2.3.4 Kỹ thuật trồng 38
    2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu . 40
    2.4.1 Vị trị địa lý . 40
    2.4.2 Khí hậu . 41
    2.4.3 Địa hình 41
    2.4.4 Đặc điểm cây Luồng trồng tại làng tre Phú An - Bình Dương 41
    2.4.5 Sự hình thành làng tre Phú An – Bình Dương . 41
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    3.1 Đặc điểm cấu trúc cây khu vực nghiên cứu 43
    3.2 Tương quan giữa các nhân tố điều tra và cây cá thể . 44
    3.2.1 Tương quan giữa Hvn với D1,3 của cây cá thể . 45
    3.2.2 Tương quan giữa thể tích (V) với D1,3 và Hvn 46
    3.3 Sinh khối cây cá thể 48
    3.3.1 Kết cấu sinh khối cây cá thể 48
    3.3.1.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể 48
    3.3.1.2 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể 50
    3.3.2 Xây dựng mô hình tương quan của cây cá thể . 54
    3.3.2.1 Tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với D1,3 và Hvn
    54
    3.3.2.2 Tương quan giữa tổng sinh khối khô với D1,3 và Hvn . 55
    3.3.2.3 Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với D1,3 và Hvn
    57
    3.3.2.4 Tương quan giữa sinh khối tươi cành cây với D1,3 và Hvn
    58
    3.3.2.5 Tương quan giữa sinh khối tươi lá cây với D1,3 . 59
    3.3.2.6 Tương quan sinh khối thân khô với D1,3 và Hvn . 61
    3.3.2.7 Tương quan sinh khối cành khô với D1,3 63
    3.3.2.8 Tương quan giữa sinh khối khô lá cây với D1,3 63
    3.3.2.9 Tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cây cá thể Luồng . 65
    3.3.3 Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối
    . 68
    3.3.3.1 Kiểm tra khả năng vận dụng các phương trình sinh khối tươi
    68
    3.3.3.2 Kiểm tra khả năng vận dụng các phương trình sinh khối khô
    69
    3.4 Kết cấu sinh khối theo bụi . 70
    3.4.1 Kết cấu sinh khối tươi của bụi . 70
    3.4.2 Kết cấu sinh khối khô của bụi 72
    3.4.2.1 Kết cấu tổng sinh khối khô theo D1,3 74
    3.4.2.2 Mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô của bụi với các nhân tố điều tra . 75
    3.5 Hấp thụ CO2 76
    3.5.1 Hấp thu CO2 cây cá thể 76
    3.5.1.1 Lượng carbon tích lũy trong cây cá thể Luồng . 76
    3.5.1.2 Tương quan giữa lượng carbon tích lũy trong cây cá thể với D1,3
    78
    3.5.1.3 Tương quan giữa lượng carbon tích lũy và sinh khối khô 80
    3.5.1.4 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với D1,3 . 81
    3.5.2 Lượng CO2 hấp thụ của bụi . 82
    3.5.2.1 Kết cấu lượng carbon tích lũy theo bụi 83
    3.5.2.2 Phân bố carbon tích lũy theo cấp đường kính 84
    3.5.2.3 Hấp thụ CO2 của Luồng theo bụi 85
    3.6 Giá trị hấp thụ CO2 tương đương của Luồng trồng tại làng tre Phú An
    trong khu vực nghiên cứu . 86
    3.7 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật . 86
    CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 88
    4.1 Kết luận 88
    4.2 Kiến nghị 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
    PHỤ LỤC .a
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...