Tiến Sĩ Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị Viêm da cơ địa bằng kháng sinh cef

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013



    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆ
    U . 3
    1.1 Giới thiệu về bệnh VDCĐ 3
    1.1.1 Lịch sử bệnh và các thuật ngữ về VDCĐ 3
    1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ của VDCĐ . 4
    1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của VDCĐ . 4
    1.1.4 Chẩn đoán VDCĐ 8
    1.1.5 Đánh giá mức độ của bệnh VDCĐ . 10
    1.1.6 Sinh bệnh học VDCĐ . 11
    1.1.7 Điều trị VDCĐ . 17
    1.2. Vai trò TCV và điều trị TCV trong VDCĐ . 22
    1.2.1. Vai trò TCV trong VDCĐ . 22
    1.2.2. Điều trị TCV trên bệnh nhân VDCĐ . 29

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 36
    2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 36
    2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân . 37
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 38
    2.2 Vật liệu nghiên cứu 38
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 39
    2.3.1. Cỡ mẫu 39
    2.3.2. Các bước tiến hành 40
    2.4 Xử lý số liệu 50
    2.5 Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 51
    2.6 Đạo đức nghiên cứu . 51
    2.7 Hạn chế của đề tài 51

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    3.1 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến VDCĐ . 53
    3.1.1 Đặc điểm lâm sàng . 53
    3.1.2 Các yếu tố liên quan đến VDCĐ 55
    3.1.3 Liên quan giữa độ nặng với lâm sàng và các yếu tố liên quan 61
    3.2 Tỉ lệ nhiễm TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên thương tổn da bn VDCĐ 66
    3.2.1 Kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng . 66
    3.2.2 Kết quả phát hiện các gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng 69
    3.3 Hiệu quả điều trị VDCĐ người lớn giai đoạn bán cấp bằng uống cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% . 72
    3.3.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị 73
    3.3.2 Kết quả điều trị của 2 nhóm . 76
    3.3.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm . 78
    3.3.4 Các tác dụng phụ của 2 phác đồ điều trị 81

    Chương 4: BÀN LUẬN 82
    4.1 Phương pháp nghiên cứu 82
    4.2 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan . 82
    4.2.1 Đặc điểm lâm sàng . 82
    4.2.2 Các yếu tố liên quan . 88
    4.2.3 Liên quan giữa mức độ nặng với các yếu tố liên quan 92
    4.3. TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên bệnh nhân VDCĐ 93 4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 895
    4.3.1 So sánh kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng 93
    4.3.2 So sánh kết quả phát hiện gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh và nhóm chứng 96
    4.4 Hiệu quả điều trị VDCĐ người lớn giai đoạn bán cấp bằng kháng sinh cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% 98
    4.4.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị . 98
    4.4.2 Kết quả điều trị của từng phác đồ 99
    4.4.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 phác đồ . 101
    4.4.4 Kết quả cấy TCV ở thời điểm ngày thứ 14 của 2 nhóm . 107
    KẾT LUẬN . 109
    KIẾN NGHỊ 111

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay chàm cơ địa (Atopic Eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ hiện mắc ở trẻ em từ 10 – 20 % dân số [1], [2], [3]. Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của viêm da cơ địa (VDCĐ) vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, điều trị bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn do bệnh tái phát nhiều lần, tỉ lệ lưu hành bệnh có xu hướng ngày càng tăng [4], [5], [6, 7], [8].
    Về sinh bệnh học của VDCĐ liên quan đến hai yếu tố:
    - Yếu tố cơ địa: khoảng 70% các bệnh nhân có tiền sử dị ứng, trong gia đình có người mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn [9], [10], [11], [12].
    - Các dị nguyên như dị nguyên thức ăn (hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng ), dị nguyên hô hấp (lông xúc vật, phấn hoa, bụi nhà, bụi đường ), dị nguyên tiếp xúc (xà bong, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm ), thay đổi khí hậu, nhiễm trùng làm cho bệnh dễ phát sinh và phát triển [11], [13], [14], [15], [16].
    Vào những năm cuối thế kỷ 20 Michael J.Cork [17], Abeck, D., Mempel, M. [18]và Shuichi Higaki [19]đã thấy rằng tụ cầu vàng (TCV) góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
    Các nghiên cứu của Adachi, Y. và cs [20], Strange, P. và cs [21], Yudate, T. và cs [22]cho thấy TCV tiết ra các ngoại độc tố ruột (enterotoxines) đóng vai trò là một siêu kháng nguyên (SKN) trong cơ chế sinh bệnh của VDCĐ.
    Gần đây, Gong, J. Q. và cs [23], Breuer, K., S, H. A. và cs [24]nhận thấy TCV có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của VDCĐ do chúng có thể tiết ra các SKN xâm nhập qua lớp sừng đã bị tổn thương trong bệnh VDCĐ, khởi phát quá trình viêm làm cho bệnh tái phát hoặc nặng thêm.
    Việc điều trị VDCĐ người ta sử dụng thuốc dùng ngoài da như hồ nước, thuốc sát khuẩn, thuốc chống viêm và dị ứng (corticoid), thuốc bạt sừng bong vảy, thuốc điều hòa miễn dịch (tacrolimus, pimecrolimus), chất làm ẩm da. Thuốc dùng trong như chống ngứa (các loại kháng histamin tổng hợp), kháng sinh (nhưng chỉ dùng khi bội nhiễm). Hiệu quả điều trị không cao, bệnh tái phát nhiều lần.
    Theo Gong, J. Q. và cs [23]cho thấy một hướng mới trong điều trị VDCĐ là sử dụng kháng sinh như một biện pháp phối hợp để quản lý hiệu quả bệnh VDCĐ. Tại Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về VDCĐ, vai trò của TCV trong VDCĐ. Những đề tài đó chỉ xem trong VDCĐ có hiện diện của TCV không chứ chưa nghiên cứu về siêu kháng nguyên của TCV trong VDCĐ. Chúng tôi nghĩ rất có thể siêu kháng nguyên TCV là một trong những nguyên nhân làm phát sinh và phát triển. Vì lẽ đó, chúng tôi muốn tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh Cefuroxim” với các mục tiêu nghiên cứu:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh Viêm da cơ địa người lớn tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 08/2010- 08/2012.
    2. Xác định tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng và gen mã hóa siêu kháng nguyên của TCV trên bệnh nhân Viêm da cơ địa người lớn.
    3. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da cơ địa người lớn giai đoạn bán cấp bằng uống kháng sinh Cefuroxim kết hợp với bôi Betamethasone dipropionate 0,05% .
     
Đang tải...