Thạc Sĩ Nghiên cứu siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương động mạch vành và góp phần hướng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
    NAM .3
    1.1.1. Trên thế giới . 3
    1.1.2. Ở Việt Nam 3
    1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH .4
    1.2.1. Giải phẫu động mạch vành . 4
    1.2.2. Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành 6
    1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH MẠCH VÀNH VÀ CÁC THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN BỆNH
    ĐỘNG MẠCH VÀNH 7
    1.3.1. Chẩn đoán 7
    1.3.2. Điều trị bệnh động mạch vành 16
    1.4. SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH (IVUS) . 17
    1.4.1. Lịch sử phát triển và nguyên lý hoạt động của siêu âm trong lòng
    mạch . 17
    1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả siêu âm trong lòng mạch 18
    1.4.3. Tính an toàn và hạn chế của IVUS 20
    1.4.4. Các chỉ định của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) . 20
    1.4.5. Vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá chi tiết
    các tổn thương của động mạch vành . 21
    1.4.6. Vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) ứng dụng trong điều trị
    can thiệp bệnh động mạch vành 26
    1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM . 36
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 37
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 38
    2.2.2. Phương pháp chụp động mạch vành, siêu âm trong lòng mạch
    (IVUS) và can thiệp động mạch vành . 40
    2.2.3. Những thông số nghiên cứu trên chụp động mạch vành 44
    2.2.4. Những thông số nghiên cứu trên siêu âm trong lòng mạch 45
    2.2.5. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 49
    2.2.6. Xử lý số liệu nghiên cứu . 54
    2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 54
    CHƯƠNG 3. Kết quả nghiên cứu
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU . 56
    3.1.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch 57
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng . 58
    3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng . 60
    3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
    BẰNG SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH 61
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng
    siêu âm trong lòng mạch ở nhóm hẹp động mạch vành mức độ vừa 61
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng
    siêu âm trong lòng mạch ở nhóm tổn thương thân chung động mạch
    vành trái . 65
    3.2.3. Đặc điểm hình thái mảng xơ vữa trên siêu âm trong lòng mạch 68
    3.2.4. Liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và siêu âm trong lòng mạch 69
    3.2.5. So sánh giữa siêu âm trong lòng mạch và chụp động mạch vành
    trong đánh giá tổn thương động mạch vành 71
    3.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CAN
    THIỆP BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH . 74
    3.3.1. Kết quả ứng dụng siêu âm trong lòng mạch trong chỉ định can thiệp
    động mạch vành 74
    3.3.2. Siêu âm trong lòng mạch với việc lựa chọn kích cỡ dụng cụ can thiệp 75
    3.3.3. Kết quả can thiệp động mạch vành được đánh giá bằng siêu âm trong
    lòng mạch . 77
    3.3.4. Biến chứng của thủ thuật 81 3.3.5. Kết quả về lâm sàng 81
    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 83
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 83
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ tim mạch 83
    4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 86
    4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN SIÊU ÂM TRONG
    LÒNG MẠCH . 87
    4.2.1. Các đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm trong lòng
    mạch ở nhóm hẹp động mạch vành mức độ vừa 87
    4.2.2. Các đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm trong lòng
    mạch ở nhóm tổn thương thân chung động mạch vành trái . 93
    4.2.3. Hình thái mảng xơ vữa trên siêu âm trong lòng mạch . 95
    4.2.4. Liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và siêu âm trong lòng mạch 96
    4.2.5. So sánh siêu âm trong lòng mạch và chụp động mạch vành trong
    đánh giá các tổn thương động mạch vành . 97
    4.3. ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP
    BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH . 101
    4.3.1. Ứng dụng siêu âm trong lòng mạch trong chỉ định can thiệp động
    mạch vành 101
    4.3.2. Siêu âm trong lòng mạch với việc lựa chọn kích cỡ dụng cụ can
    thiệp . 104
    4.3.3. Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành bằng siêu âm trong lòng
    mạch . 105
    4.3.4. Biến chứng của thủ thuật 108
    4.3.5. Theo dõi về lâm sàng sau can thiệp . 109
    KẾT LUẬN 110
    Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 112
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh động mạch vành, nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa gây chít hẹp và
    huyết khối gây tắc động mạch vành, là bệnh thường gặp ở các nước phát triển
    và cũng có xu hướng gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển. ở Việt
    Nam, tỷ lệ bệnh có khuynh hướng tăng lên nhanh chóng và đang trở thành vấn
    đề thời sự. Tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành trong số các bệnh nhân nhập viện
    tại Viện Tim mạch Việt Nam tăng dần trong những năm gần đây. Năm 1994,
    tỷ lệ này là 3,4 %, năm 2005 là 18,8% và năm 2007 lên tới 24% [1],[2],[3].
    Bệnh động mạch vành là bệnh nặng, có nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng
    người bệnh.
    Chụp động mạch vành qua da vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong
    chẩn đoán bệnh động mạch vành vì nó cung cấp được những thông tin về hình
    thái của động mạch vành để từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị cho người
    bệnh. Tuy nhiên, chụp động mạch vành là phương pháp đánh giá tổn thương
    động mạch vành bằng cách nhận định hình ảnh chụp lòng của động mạch vành
    sau khi được bơm đầy chất cản quang, trong khi xơ vữa động mạch là bệnh của
    thành động mạch. Do đó, chụp động mạch vành cũng có những hạn chế nhất
    định như không đánh giá được chính xác bản chất mảng xơ vữa, mức độ hẹp thay
    đổi theo góc chụp nhất là những trường hợp hẹp vừa, khó đánh giá các tổn
    thương phức tạp như hẹp thân chung ĐMV trái, hẹp chỗ chia nhánh.
    Siêu âm trong lòng mạch (IVUS: IntraVascular UltraSound) là phương
    pháp đưa đầu dò siêu âm vào trong lòng mạch máu bằng cách gắn nó vào đầu
    xa của Catheter, đầu gần của Catheter thì gắn vào máy siêu âm. Hệ thống máy
    siêu âm và đầu dò IVUS cho ta thấy được rõ nét và trung thực về hình ảnh
    trong lòng và thành động mạch vành. Siêu âm trong lòng mạch là một phương
    pháp mới có độ chính xác cao và có thể tiến hành lại được nhiều lần trong
    đánh giá cấu trúc thành động mạch vành và các bệnh lý liên quan cũng như
    sự thay đổi trước và sau can thiệp động mạch vành. Những hình ảnh từ mặt cắt
    2 chiều của IVUS cũng cho phép nhận định các đặc điểm của lòng động mạch
    vành theo một góc quét rộng tới 360[SUP]0[/SUP]
    tại những vị trí khó đánh giá chính xác được bằng phương pháp chụp động mạch vành kinh điển như vị trí thân chung
    của động mạch vành trái hay chỗ xuất phát của động mạch liên thất trước,
    động mạch mũ và động mạch vành phải. Khi đầu dò siêu âm được kéo ra một
    cách tự động với một tốc độ cố định thì các kết quả thăm dò được từ phương
    pháp này có thể giúp tái tạo lại thành mạch và lòng mạch theo không gian 3
    chiều [4] .
    Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu khẳng định ưu điểm
    của siêu âm trong lòng mạch trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh động mạch vành
    cũng như đã cho thấy can thiệp động mạch vành dưới sự hướng dẫn của IVUS
    sẽ mang lại kết quả tốt hơn can thiệp động mạch vành chỉ với sự hướng dẫn
    của chụp mạch cản quang [5],[6],[7].
    ở Việt Nam, chụp động mạch vành lần đầu tiên được tiến hành tại Viện
    Tim mạch vào năm 1995, từ đó đã tiếp tục được triển khai ra các trung tâm
    khác [8],[9]. Hiện nay, mỗi năm có hàng chục nghìn bệnh nhân được chụp
    động mạch vành tại các trung tâm Tim mạch trong cả nước. Siêu âm trong
    lòng mạch (IVUS) được sử dụng tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 5 năm
    2008. Những kết quả ban đầu cho thấy lợi ích rõ rệt của (IVUS) trong chẩn
    đoán và hướng dẫn điều trị bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
    chưa có nghiên cứu chi tiết và đầy đủ nào nhằm phân tích khả năng của
    phương pháp siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong chẩn đoán chính xác các
    tổn thương động mạch vành và hướng dẫn lựa chọn phương pháp điều trị thích
    hợp cho người bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
    "Nghiên cứu siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn
    thương động mạch vành và góp phần hướng dẫn điều trị can thiệp bệnh
    động mạch vành" với các mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng siêu âm
    trong lòng mạch (IVUS).
    2. Nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong chỉ
    định và đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...