Luận Văn Nghiên cứu sản xuất xoài muối chua trong phòng thí nghiệm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC
    Việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm xoài muối chua được tiến hành trong phòng
    thí nghiệm qua các bước như sau:
    - Khảo sát ảnh hưởng điều kiện chần nguyên liệu
    - Ảnh hưởng của nồng độ đường bổ sung
    - Ảnh hưởng của tỉ lệ vi khuẩn lactic sử dụng
    - Ảnh hưởng của bao bì bảo quản và nồng độ kali sorbate bổ sung đến quá trình
    bảo quản.
    Kết quả thí nghiệm được ghi nhận: cấu trúc sản phẩm tốt nhất và quá trình lên
    men tối ưu khi chần nguyên liệu ở 80 - 850C, trong 30 giây với nồng độ CaCl2
    bổ sung trong nước chần là 1,5%; quá trình lên men thuận lợi và vị của sản
    phẩm hài hòa khi bổ sung dung dịch đường là 1,5%. Ngoài ra, để rút ngắn thời
    gian lên men, đồng thời nâng cao hương vị cho sản phẩm, tiến hành bổ sung chế
    phẩm vi khuẩn lactic với tỉ lệ 0,1%. Có thể giữ sản phẩm không hư hỏng sau 2
    tuần bảo quản khi bảo quản ở 100C trong bao bì plastic và bao bì thủy tinh với
    nồng độ kali sorbate 0,05%.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Tổng quát 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
    CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 2
    2.1. Nguyên liệu 2
    2.1.1. Xoài cát Hòa Lộc 2
    2.1.2. Muối 3
    2.1.3. Vi khuẩn lactic 4
    2.1.4. Đường 4
    2.1.5. Thính 4
    2.2. Cơ sở của quá trình muối chua . 4
    2.2.1. Khái niệm về sự lên men lactic 4
    2.2.2. Vi sinh vật trong lên men lactic . 4
    2.2.3. Các giai đoạn hoạt động của vi sinh vật trong lên men lactic 7
    2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình muối chua 8
    2.2.5. Một số hiện tượng thường xảy ra ở sản phẩm muối chua 10
    2.2.6. Các phương pháp bảo quản rau muối chua . 11
    2.2.7. Các loại bao bì plastic 12
    CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM . 15
    3.1. Phương tiện thí nghiệm . 15
    3.1.1. Dụng cụ - thiết bị 15
    3.1.2. Hóa chất sử dụng 15
    3.1.3. Nguyên liệu 15
    3.2. Phương pháp thí nghiệm 15
    3.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát quá trình xử lý nhiệt sơ bộ (chần nguyên liệu),
    nồng độ calci Clorua sử dụng trong quá trình chần đến màu sắc, cấu trúc (độ
    cứng), sự biến đổi pH và đặc tính cảm quan của sản phẩm . 17
    3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường sử dụng đến
    quá trình lên men . 18
    3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của lượng vi khuẩn lactic sử dụng
    đến quá trình lên men 19
    3.2.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ kali sorbate, loại bao bì
    sử dụng đến thời gian bảo quản và chất lượng sản phẩm 21
    CHƯƠNG IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 22
    4.1. Thành phần nguyên liệu 22
    4.2. Ảnh hưởng của quá trình chần đên sự thay đổi pH trong quá trình lên
    men, hàm lượng acid, cấu trúc, màu sắc và điểm cảm quan sản phẩm 22
    4.3. Ảnh hưởng của nồng độ đường sử dụng đến quá trình lên men và giá trị
    cảm quan của sản phẩm . 27
    4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm vi khuẩn lactic đến chất lượng sản
    phẩm 33
    4.5. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến chất lượng sản phẩm 35
    CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
    5.1. Kết luận 39
    5.2. Đề nghị . 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
    PHỤ LỤC . vii
    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
    1.1. Tổng quát
    Đồng Bằng sông Cửu Long là một trong những nơi trồng xoài chiếm sản lượng
    rất lớn ở nước ta, trong đó xoài cát Hòa Lộc được xem là thế mạnh của vùng vì
    nó có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng.
    Tuy nhiên, do đặc điểm trong quá trình phát triển và thu hoạch sẽ có những trái
    kém chất lượng, không đạt yêu cầu người tiêu dùng, có thể bị hư hoặc úng một
    phần trái hoặc do quá trình cắt tỉa bớt trái ở trên cây khi còn non, do đó sẽ có
    một lượng đáng kể xoài bị thất thoát hoặc phải bỏ đi. Cho nên cần có biện pháp
    xử lý và chế biến hợp lí nhằm góp phần đem lại lợi nhuận cho người trồng và
    nâng cao thêm giá trị sử dụng của loại trái cây này.
    Quả xoài ngoài ăn tươi còn dùng làm đồ hộp, làm mứt, các loại nước uống, cho
    lên men rượu, nectar xoài, xoài sấy, xoài muối chua. Sản phẩm xoài muối chua
    rất được ưa chuộng, nhưng hiện nay sản phẩm chỉ được thực hiện ở qui mô gia
    đình nên thường có chất lượng không ổn định và thời gian bảo quản ngắn. Để
    khắc phục được nhược điểm này thì việc chế biến cần được công nghiệp hóa
    bằng cách kết hợp hài hòa giữa phương pháp lên men truyền thống và phương
    pháp khoa học. Như vậy sản phẩm sẽ đạt chất lượng đồng đều, mùi vị sẽ thơm
    ngon, thời gian sử dụng kéo dài hơn.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt sơ bộ (chần nguyên liệu), nồng
    độ Calci clorua sử dụng trong quá trình chần đến màu sắc, cấu trúc (độ cứng), sự
    biến đổi pH và đặc tính cảm quan của sản phẩm.
    - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường sử dụng đến quá trình lên men.
    - Khảo sát ảnh hưởng của lượng vi khuẩn lactic sử dụng đến quá trình lên men.
    - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ kali sorbate, loại bao bì sử dụng đến thời gian
    bảo quản và chất lượng sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...