Tiến Sĩ Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Mục tiêu 3
    2.2. Yêu cầu 3
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học 3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRÂU VIỆT NAM 5
    1.2. KHAI THÁC TINH DỊCH VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU 6
    1.2.1. Khai thác tinh dịch 6
    1.2.2. Một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch trâu 9
    1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU 15
    1.3.1. Giống và cá thể 16
    1.3.2. Tuổi 17
    1.3.3. Mùa vụ 18
    1.3.4. Thức ăn 19
    1.3.5. Quản lý, chăm sóc và khai thác tinh 20
    1.4. ĐÔNG LẠNH TINH TRÙNG TRÂU 21
    1.4.1. Môi trường pha loãng tinh trâu 22
    1.4.2. Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh trâu 28
    1.5. THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BẰNG TINH ĐÔNG LẠNH 33
    1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC 35
    1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 35
    1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 37
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
    2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 41
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 41
    2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 41
    2.4. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC BA VÌ, HÀ NỘI 42
    2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43
    2.5.1. Nghiên cứu huấn luyện và khai thác tinh trâu Việt Nam 43
    2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh trâu Việt Nam 43
    2.5.3. Nghiên cứu lựa chọn môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh tinh trâu Việt Nam 44
    2.5.4. Đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 44
    2.5.5. Kiểm nghiệm chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 45
    2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.6.1. Phương pháp nghiên cứu huấn luyện và khai thác tinh trâu Việt Nam 45
    2.6.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh trâu Việt Nam 46
    2.6.3. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh tinh trâu Việt Nam 48
    2.6.4. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 51
    2.6.5. Phương pháp kiểm nghiệm chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 53
    2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 55
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
    3.1. HUẤN LUYỆN VÀ KHAI THÁC TINH TRÂU VIỆT NAM 57
    3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁ THỂ VÀ MÙA VỤ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH TRÂU VIỆT NAM 60
    3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam 60
    3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam 74
    3.3. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG LẠNH TINH TRÂU VIỆT NAM 85
    3.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM 96
    3.4.1. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 96
    3.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 104
    3.5. CHẤT LƯỢNG TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM 110
    3.5.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam 110
    3.5.2. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 111
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 115
    1. KẾT LUẬN 115
    2. ĐỀ NGHỊ 116
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
    PHỤ LỤC 153
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong hơn 5.000 năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, đồng thời trâu còn cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân (Gupta và Das, 1994; Do Kim Tuyen và Nguyen Van Ly, 2001, Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012). Đặc biệt, trâu có khả năng chuyển đổi các loại thức ăn thô xơ kém chất lượng thành sản phẩm thịt, sữa có chất lượng cao tốt hơn so với bò (Terramoccia và cs., 2000, Agarwal và cs., 2009), do vậy chúng là vật nuôi có vai trò quan trọng ở những vùng khó khăn và với những nông hộ nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ (Cruz, 2010; Pasha và Hayat, 2012).
    Năm 2012, trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, chủ yếu phân bố ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung chủ yếu ở 3 nước: Ấn Độ (115,40 triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013). Tuy nhiên, số lượng trâu ở nhiều nước có xu hướng giảm qua các năm như Thái Lan, Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Italia, Braxin, Nga (FAO, 2013). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng và chất lượng đàn trâu, như quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm giảm nhu cầu trâu cày kéo, quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu các bãi chăn thả, thiếu các chính sách phát triển chăn nuôi trâu phù hợp, thiếu trâu đực giống tốt (Cruz, 2010), ngoài ra còn do một số đặc điểm hạn chế trong sinh sản của trâu như sinh sản theo mùa, khó bảo quản lạnh tinh trâu đực làm giảm hiệu quả TTNT (Sansone và cs., 2000; Pasha và Hayat, 2012).
    Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có đàn trâu lớn trên thế giới nhưng cũng xảy ra hiện tượng suy giảm cả về số lượng, khối lượng và tầm vóc (Nguyễn Quang Tuyên và cs., 2006, Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009). Đàn trâu năm 2010 có 2,88 triệu con nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,56 triệu con, giảm 11,11% (Tổng Cục thống kê, 2014). Do vậy, chăn nuôi trâu ở nước ta không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt trâu, một đặc sản hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 247.819 tấn thịt trâu từ Ấn Độ, chiếm 40% thị phần xuất khẩu thịt trâu của Ấn Độ (Bộ Công Thương, 2014a). Đầu năm 2014, Việt Nam cũng đã nhập khẩu trâu sống từ Australia về mổ thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước (Bộ Công Thương, 2014b).
    Để giúp tăng đàn và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là cải thiện khả năng sinh sản thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Watson, 2000). Việc sử dụng những con đực giống ưu tú sản xuất tinh đông lạnh và áp dụng phối giống TTNT cho đàn cái sẽ giúp tăng cường tốc độ cải tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình chọn giống vật nuôi nói chung và chọn giống trâu nói riêng một cách bền vững (Vishwanath và Shannon, 2000). Các nước chăn nuôi trâu phát triển như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Braxin đã thành công trong việc triển khai các dự án cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT và sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang và cs., 2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ một cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để phục vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu
    Đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, xác định được môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh tinh trâu thích hợp và đánh giá được khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Việt Nam (Swamp buffalo) nhằm phục vụ công tác giống trâu của nước ta.
    2.2. Yêu cầu
    - Huấn luyện được các trâu Việt Nam có phản xạ nhảy giá khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả và xác định được tuổi bắt đầu khai thác tinh của trâu Việt Nam.
    - Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam.
    - Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp.
    - Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam.
    - Kiểm nghiệm được chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...