Luận Văn Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm trà Diếp cá túi lọc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm trà Diếp cá túi lọc


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH . v
    LỜI MỞ ĐẦU . vi
    Chương 1. TỔNG QUAN - 1 -
    1.1. TỔNG QUAN VỀ TRÀ THẢO MỘC TÚI LỌC . - 1 -
    1.1.1. Định nghĩa - 1 -
    1.1.2. Lịch sử . - 1 -
    1.1.3. Công dụng - 1 -
    1.1.4. Uống trà thảo dược đúng cách - 2 -
    1.1.5. Giới thiệu một số sản phẩm trà thảo mộc túi lọc trên thị trường . - 3 -
    1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU . - 8 -
    1.2.1. Tổng quan về rau Diếp cá . - 8 -
    1.2.2. Tổng quan về Cam thảo đất - 15 -
    1.3.TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ . - 18 -
    1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ . - 19 -
    1.4.1. Phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại - 19 -
    1.4.2. Phương pháp sao rang - 22 -
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 25 -
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . - 25 -
    2.1.1. Nguyên liệu - 25 -
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - 25 -
    2.1.3. Dụng cụ và thiết bị . - 25 -
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. . - 26 -
    2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm . - 26 -
    iii
    2.2.2. Phương pháp phân tích hóa lý - 26 -
    2.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm theo
    TCVN 3215-79 - 27 -
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu - 29 -
    2.3. Quy trình công nghệ sản xuất “Trà túi lọc từ Diếp cá và Cam thảo đất”
    dự kiến tại phòng thí nghiệ m. - 29 -
    2.3.1. Sơ đồ quy trình . - 29 -
    2.3.2. Thuyết minh quy trình. . - 31 -
    2.4. Bố trí thí nghiệm. . - 34 -
    2.4.1. Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ làm héo . - 34 -
    2.4.2. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian sao . - 36 -
    2.4.3. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn thích hợp - 43 -
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . - 46 -
    3.1. Hàm lượng ẩm và khoáng của nguyên liệu . - 46 -
    3.1.1. Hàm lượng ẩm của nguyên liệu - 46 -
    3.1.2. Hàm lượng khoáng của nguyên liệu . - 47 -
    3.2. Kết quả nghiên cứu công đoạn làm héo Diếp cá. - 48 -
    3.3. Kết quả của công đoạn sao khô Diếp cá - 50 -
    3.4. Kết quả nghiên cứu công đoạn sao Cam thảo đất. . - 51 -
    3.5. Kết quả công đoạn phối trộn . - 52 -
    3.6. Đề xuất quy trình sản xuất - 53 -
    3.7. Kết quả sản xuất thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm. . - 55 -
    3.8. Tính chi phí nguyên, vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm - 57 -
    3.9. Phân tích tính khả thi của đề tài - 59 -
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . - 60 -
    TÀI LIỆU THAM KHẢO - 60 -
    PHỤ LỤC - 61 -


    DANH MỤC BẢNG
    Bảng Tên bảng Trang
    1.1 Thành phần của Diếp cá
    9
    2.1 Bảng hệ số quan trọng của các chỉ tiêu 17
    2.2 Bảng điểm cảm quan của sản phẩm Trà túi lọc Diếp cá, Cam thảo
    đất
    28
    2.3 Bảng điểm đánh giá chất lượng cảm quan dịch chiết Diếp cá sau
    khi sao khô
    39
    2.4 Mô tả chất lượng cảm quan dịch chiết Cam thảo đất theo thời
    gian sao
    42
    3.1 Hàm ẩm của lá Diếp cá
    46
    3.2 Hàm ẩm của Cam thảo đất
    46
    3.3 Hàm lượng khoáng của lá Diếp cá
    47
    3.4 Hàm lượng khoáng của Cam thảo đất
    47
    3.5 Mô tả chất lượng cảm quan lá Diếp cá theo nhiệt độ làm héo
    48
    3.6 Bảng điểm cảm quan của sản phẩm trà Diếp cá túi lọc
    56
    3.7 Chỉ tiêu lý – hóa của trà Diếp cá túi lọc
    56
    3.8 Chỉ tiêu vi sinh vật của trà Diếp cá túi lọc
    57
    3.9 Định mức tiêu hao nguyên liệu trong quy trình sản xuất
    58
    3.10 Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1000 túi trà Diếp cá
    59
    v
    DANH MỤC HÌNH
    Hình Tên hình Trang
    1.1 Một số sản phẩm trà túi lọc trên thị trường 7
    1.2 Hình ảnh về Diếp cá 8
    1.3 Một số sản phẩm chế biến từ Diếp cá 12
    1.4 Hình ảnh về Cam thảo đất 15
    1.5 Hình ảnh về giấy lọc 18
    2.1 Sơ đồ quy trình dự kiến 30
    2.2 Làm héo bằng thiết bị sấy hồng ngoại 32
    2.3 Công đoạn sao khô 32
    2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ làm héo Diếp cá 35
    2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sao Diếp cá 37
    2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sao Cam thảo đất 41
    2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn Diếp cá và Cam
    thảo đất
    44
    3.1 Biến đổi độ ẩm của lá Diếp cá theo nhiệt độ làm héo 49
    3.2 Sự thay đổi chất lượng cảm quan của dịch chiết Diếp cá theo
    thời gian sao
    50
    3.3 Sự thay đổi chất lượng cảm quan của dịch chiết Cam thảo đất
    theo thời gian sao
    52
    3.4 Sự thay đổi chất lượng cảm quan của sản phẩ m theo tỷ lệ Diếp
    cá và Cam thảo đất
    53
    3.5 Sơ đồ quy trình sản xuất 54


    LỜI MỞ ĐẦU
    ***************  ***************
    Với nhiều dân tộc trên thế giới, từ lâu trà (chè) đã trở thành một thứ đồ
    uống hết sức thông dụng. Người Nga, Anh, Pháp hay Hà Lan đều say mê trà
    theo cách riêng c ủa mình. Ðặc biệt, với người dân châu Á, uống trà được nâng
    thành thứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc
    tôn giáo. Nổi bật có Nhật Bản với trà đạo, Trung Hoa và Việt Nam.
    Uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt. Từ
    xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát. Uống trà
    đã là một thói quen, một thú vui thanh tao, thanh tâm tĩnh trí, kết giao tri âm
    tri kỷ. Bây giờ, trà vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nếp sống của người
    Việt. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản phẩm về trà ngày càng đa dạng và
    phong phú như trà đóng lon, trà hòa tan, trà túi lọc Ngoài ra, còn có các sản
    phẩm cũng gọi là trà (chè) nhưng không phải chế biến từ cây chè mà từ các
    loại cây khác có tính chất trị bệnh được gọi là trà thảo dược. Hiện nay, xu
    hướng dùng trà thảo dược như một loại đồ uống hàng ngày đang ngày càng
    phổ biến trên toàn thế giới.
    Cây diếp cá (Houttuynia cordata thunb) rất quen thuộc với người dân
    Việt Nam, được trồng rộng rãi khắp cả nước, được sử dụng làm rau sống
    trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong những năm gần đây, các
    phương tiện truyền thông đã đưa nhiều tin khoa học về tác dụng của cây Diếp
    Cá như: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn,
    chống viêm, chữa sốt nóng trẻ em, trị mụn nhọt sưng đỏ, trị các bệnh ho, tiêu
    chảy, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu. Người dân thường sơ chế làm thức
    uống hàng ngày thay nước nhằ m nâng cao sức khỏe và được sử dụng trong
    nhiều bài thuốc dân gian.
    vii
    Từ những công dụng quý báu của cây diếp cá em đã được sự cho phép,
    giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực
    phẩm để thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản
    phẩm trà Diếp cá túi lọc” với mục đích đem lại một sản phẩ m tiện dụng và
    nhiều dược tính tốt cho người tiêu dùng.
    Mục tiêu của đề tài: Đưa ra được quy trình sản xuất sản phẩm trà Diếp cá
    túi lọc đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào các nội dung sau:
    - Xây dựng quy trình sản xuất trà Diếp cá túi lọc, nghiên cứu tìm các
    thông số kỹ thuật thích hợp cho các công đoạn: làm héo Diếp cá, sao
    Diếp cá, sao Cam thảo đất, phối trộn.
    - Sản xuất thử nghiệm theo quy trình đề xuất và đánh giá chất lượng sả n
    phẩm, tính sơ bộ chi phí nguyên vật liệu.
    - 1 -Chương 1 TỔNG QUAN
    1.1. TỔNG QUAN VỀ TRÀ THẢO MỘC TÚI LỌC
    1.1.1. Định nghĩa
    Theo TCVN 7975: 2008, trà thảo mộc túi lọc là sản phẩm thu được từ
    một loại thảo mộc hoặc từ hỗn hợp của một số loại thảo mộc, có hoặc không
    có chè (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze), được chế biến bằng công nghệ
    thích hợp, với kích thước nhỏ, có hoặc không bổ sung hương liệu và được
    đóng gói trong các túi nhỏ làm bằng giấy lọc.
    1.1.2. Lịch sử
    Năm 1908 trà túi lọc được phát minh đầu tiên ở Mỹ bởi một tổ chức
    xuất khẩu trà do Thomas Sullivan đứng đầu.
    Năm 1920, trà túi lọc đã được sản xuất ở quy mô lớn và đã trở thành rất
    phổ biến ở Mỹ. Bên cạnh đó trà túi lọc cũng được sử dụng phổ biến ở Châu
    Mỹ, Canada.
    Ở Việt Nam những sản phẩm này được đưa vào sản xuất và sử dụng
    trong những năm gần đây.
    1.1.3. Công dụng
    Ngày 28/4/2010, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát
    Việt Nam (VBA) phối hợp với nhãn hàng trà thảo mộc Dr. Thanh tổ chức hội
    thảo khoa học “Xu hướng sử dụng trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe tại Việt
    Nam”. GS.TS, Thiếu tướng Lê Bách Quang cho biết: "Trà thảo mộc nói riêng
    và thực phẩm chức năng nói chung có tác dụng hỗ trợ điều trị, dự phòng năm
    loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao là: mạch vành, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, xơ
    vữa động mạch. Đặc biệt, trong các thảo mộc (giảo cổ lam, đỏ ngọn, hoa hoè,
    cúc hoa vàng, .) có chứa nhiều flavonoid – có tác dụng chống ôxy hoá, lão
    hoá, bảo vệ tế bào". [15]
    - 2 -Một số công dụng tiêu biểu của trà thảo mộc [12]
    Giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
    Cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
    Tăng cường hệ thống miễn dịch.
    Thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
    Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
    Nuôi dưỡng hệ thần kinh.
    Làm giảm căng thẳng, tâm trạng thoải mái.
    Tăng cường quá trình trao đổi chất và giữ gìn sức khỏe
    1.1.4. Uống trà thảo dược đúng cách [9]
    Mùa hè trời nắng nóng, trà thảo dược với tính năng giải nhiệt trở thành
    lựa chọn của nhiều người. Song không phải cứ thảo dược là có thể dùng thoả i
    mái, mà cần chú ý những điểm sau:
    - Không uống trà để qua đêm. Nhiều người có thói quen ngâm trà thảo
    dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống ngay không
    mất thời gian đun, tuy nhiên đây là cách làm không khoa học và còn ảnh
    hưởng đến sức khỏe.
    - Uống trà không thể vội. Dù trà thảo dược có thể uống ngay sau khi đun 5 -10 phút, song để trà nguội hẳn mới uống thì tác dụng sẽ được phát huy
    triệt để hơn. Trong khi chờ nguội, không nên rót ra cốc mà để nguyên
    trong ấm sau đó mở nắp, mới không ảnh hưởng đến chất lượng trà.
    - Không nên uống trà quá ngọt. Trà thảo dược thường được uống với mục
    đích giải nhiệt, do vậy nên chọn loại có vị đắng hoặc thanh thanh, tránh
    những loại có nhiều đường vì sẽ phản tác dụng, khiến có thể dễ “bốc hỏa”
    hơn.
    - Không thể lạm dụng. Trà thảo dược cũng là thuốc, vì vậy không thể uống
    nhiều một lúc, càng không thể dùng trong thời gian dài như các loại thực
    - 3 -phẩm chức năng. Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng
    trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì
    vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ do phủ tạng còn non nớt, cũng
    không nên cho uống trà thảo dược.
    - Phụ nữ cần thận trọng. Vì trà thảo dược có tính hàn, trong khi đó vào kỳ
    kinh nguyệt cơ thể mất rất nhiều máu gây thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống
    trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt,
    đau bụng. Đối với người mang thai, nếu uống t rà thảo dược pha đặc sẽ
    ảnh hưởng đến nhịp tim, tăng thêm gánh nặng cho tim và thận, không tốt
    cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh con nếu uống nhiều trà thảo dược cũng dễ
    để lại nguy cơ hậu sản.
    - Lưu ý thời điểm uống. Trà thảo dược lợi tiểu, không nên uống trước khi đi
    ngủ. Khi bụng rỗng, nhất là khi vừa ngủ dậy cũng nên tránh vì sẽ ảnh
    hưởng đến chức năng cơ quan tiêu hóa.
    - Lựa chọn trà thảo mộc phù hợp với sức khỏe cơ thể.
    1.1.5. Giới thiệu một số sản phẩm trà thảo mộc túi lọc trên thị trường
    1. Trà atiso.
    Thành phần: Rễ, thân, cuống, cọng, bông Astiso và Cam thảo hoặc với râu
    ngô, cỏ ngọt.
    Công dụng: Giúp dễ ngủ, mát gan, thông mật, lợi tiểu, hạ cholesterrol máu và
    urê huyết. Dùng cho người yếu gan, thận, cao huyết áp. Kích thích tiêu hóa
    thích hợp cho mọi lứa tuổi.
    2. Trà trái nhàu.
    Thành phần: -Trái Nhàu: 70%
    - Rễ Nhàu: 20%
    - Cỏ Ngọt: 5%
    - Cam Thảo: 5%


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Đức Bảo (2010), Ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt kết hợp
    bức xạ hồng ngoại gián đoạn để sấy tôm thẻ chân trắng khô xuất khẩu,
    đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
    2. Trần Bá Cừ- Minh Đức (2010), Thuốc nam chữa bệnh từu rau- hoa- củ-quả, NXB phụ nữ.
    3. Đặng Văn Hợp- Đỗ Minh Phụng- Nguyễn Thuần Anh- Vũ Ngọc Bội
    (2010), Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thuỷ sản, NXB Khoa học và
    kỹ thuật, Nha Trang.
    4. Đặng Thị Thu Huyền (2011), Nghiên cứu chế biến trà túi lọc từ Mã đề,
    Râu ngô và Cỏ ngọt, đồ án tốt nghiệp, trường Đại học Nha Trang
    5. Nguyễn Văn May (2004), Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm,
    NXB khoa học và Kỹ thuật.
    6. Hải Quỳnh (2011), Chữa bệnh từ cây cỏ vườn nhà và bài thuốc gia
    truyền, NXB Hải Phòng.
    7. Lê Bạch Tuyết (1994),Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất
    thực phẩm, NXB giáo d ục, Khoa công ngệ thực phẩm trường Đại học
    Bách khoa Hà Nội.
    8. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB
    Khoa họcvà Kỹ thuật, Hà Nội.
    Các trang web:
    9. http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Uong-tra-thao-duoc-dung-cach/403811.antd
    10. http://www.benhvien108.vn/Desktop.aspx/Tap-chi/Thong-tin-khoa-hoc/Nhung_nghien_cuu_moi_ve_rau_diep_ca/
    11. http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C
    /CamThaoDat.htm&key=&char=C
    - 63 -12. http://www.naturaltherapypages.com.au/article/Herbal_Tea_Benefits ]
    13. http://www.*****************/index.php?option=com_content&view=ar
    ticle&id=577:cam-thao-dat-&catid=278:cay-thuoc-vi-thuoc
    14. http://tuthucnguyenkhuyen.edu.vn/news/2k1n371/Bai-thuoc-hay-tu-cam-thao-dat.htm
    15. http://www.thaomoc.vn/tin-tuc/4-xu-huong-su-dung-tra-thao-moc-tot-cho-suc-khoe-.html
    16. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/84
    17. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/223
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...