Luận Văn Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm giá trị gia tăng chạo cá Tra - Mực

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm giá trị gia tăng chạo cá Tra - Mực


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 2
    1.1 Tổng quan về sản phẩm giá trị gia tăng . 2
    1.1.1 Khái niệm sản phẩm giá trị gia tăng . 2
    1.1.2 Nhu cầu sử dụng , xu hướng phát triển, tình hình sản xuất của sản
    phẩm giá trị gia tăng. . 2
    1.2 Tổng quan về nguyên liệu cá tra . 3
    1.2.1 Hệ thống phân loại 3
    1.2.2 Phân bố . 3
    1.2.3 Hình thái . 4
    1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng . 4
    1.2.5 Mùa vụ nuôi của cá Tra 5
    1.2.6 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cá Tra . 5
    1.2.7 Tình hình thương mại của cá Tra trên thế giới . 6
    1.2.8 Tình hình thương mại của cá Tra tại Việt Nam 7
    1.2.9 Một số sản phẩm chế biến từ cá Tra . 8
    1.3 Tổng quan về nguyên liệu mực . 8
    1.3.1. Đặc diểm sinh học . 8
    1.3.2 Đặc điểm cấu tạo của mực 9
    1.3.3 Nguồn lợi mực ở Việt Nam 10
    1.3.4 Phân loại mực . 12
    1.3.5 Thành phần khối lượng của mực 12
    1.3.6 Thành phần hóa học của mực . 13
    iii
    1.3.7 Giá trị thực phẩm của mực . 18
    CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU 19
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
    2.1.1 Nguyên liệu chính . 19
    2.1.2 Nguyên liệu phụ 20
    2.2 Nội dung nghiên cứu . 24
    2.2.1 Xây dựng bảng đánh giá cảm quan . 24
    2.2.2 Đề xuất quy trình 24
    2.2.3 Ước tính giá thành 24
    2.3 Phương pháp nghiên cứu . 24
    2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm cổ điển . 24
    2.3.2 Phương pháp đánh giá cảm quan 24
    2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu . 26
    CHƯƠNG 3: BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM . 27
    3.1 Quy trinh dự kiến . 27
    3.1.1 Quy trình dự kiến sản xuất “ Chạo cá tra, mực” . 27
    3.1.2 Giải thích quy trình . 28
    3.1.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm . 29
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
    4.1 Kết quả và thảo luận về thí nghiệm khử tanh cá Tra . 36
    4.2 Kết quả và thảo luận thí nghiêm khử tanh mực 40
    4.3. Kết quả và thảo luận về thí nghiệm 3 phối trộn tinh bột 41
    4.5 Biến đổi chất lượng cảm quan trong quá trình bảo quản 45
    4.5.1 Bảng điểm đánh giá cảm quan chất lượng của sản phẩm . 45
    4.5.2 Điểm cảm quan của sản phẩm sau thời gian bảo quản đông 46
    4.5.3 Điểm cảm quan của sản phẩm sau thời gian bảo quản lạnh ở ( 5
    0
    C) . 46
    4.6.Đề xuất quy trình . 48
    4.6.1 Quy trình sản xuất thử nghiệm “ Chạo cá, mực” 48
    iv
    4.6.2 Giải thích quy trình . 49
    4.7 Kết quả kiểm nghiệm sinh hóa sản phẩm “ Chạo cá, mực” 53
    4.7.1 Kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật 53
    4.7.2 Kết quả kiểm nghiệm hóa sinh . 53
    4.8 Sơ bộ hoạch toán giá thành sản phẩm . 54
    4.8.1 Lập bảng cân bằng nguyên vật liệu 54
    4.8.2 Tính giá cả nguyên vật liệu . 55
    4.8.3 Giá thành sản phẩm “Chạo cá tra, mực” . 55
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 56
    KẾT LUẬN: 56
    ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
    PHỤ LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng
    cao, đặc biệt là nhu cầu thực phẩm. Ngoài những yêu cầu cơ bản về dinh dưỡng thì
    một thực phẩm tốt cần có thêm những tính năng quan trọng khác như khả năng chữa
    bệnh, thân thiện với môi trường. Do đó có rất nhiều mặt hàng thực phẩm ra đời
    nhằm phục vụ nhu cầu con người. Một trong những mặt hàng thực phẩm ấy là các
    sản phẩm giá trị gia tăng. Với các sản phẩm giá trị gia tăng ra đời sẽ làm phong phú
    và đa dạng thực phẩm, bên cạnh đó nó còn tận dụng được các phế liệu trong quá
    trình sản xuất và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    Hiện nay tại các nhà máy chế biến thủy sản trong quá trình sản xuất tạo ra
    nhiều phế phẩm từ nguyên liệu, mà những phế phẩm ấy nếu biết chế biến thì sẽ tạo
    ra những sản phẩm có giá trị không thua kém sản phẩm chính. Từ đó em hình thành
    ý tưởng sản xuất sản phẩm “ Chạo cá Tra, Mực “. Nguyên liệu để sản xuất là thịt cá
    vụn, mực và các phế phẩm từ quá trình phillet.
    Sau hơn ba tháng thực hiện đề tài với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự
    giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu
    với các nội dung sau:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Đối tượng, nội dụng và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Bố trí thí nghiệm
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Chương 5: Kết luận và đề xuất ý kiến
    Do bước đầu nghiên cứu khoa học, kiến thức và kĩ năng còn hạn chế nên đề
    tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp
    ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 Tổng quan về sản phẩm giá trị gia tăng
    1.1.1 Khái niệm sản phẩm giá trị gia tăng
    Sản phẩm giá trị gia tăng là sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu thô,
    nguyên liệu có giá trị kinh tế thấp khi chế biến và phối trộn những loại nguyên liệu
    này với các thành phần khác như các chất phụ gia, gia vị và các nguyên liệu
    khác sẽ tạo ra sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn, có giá trị kinh tế cao hơn thì
    gọi là sản phẩm giá trị gia tăng.
    1.1.2 Nhu cầu sử dụng , xu hướng phát triển, tình hình sản xuất của sản phẩm
    giá trị gia tăng.
    Ngày nay khi cuộc sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng
    thực phẩm lại càng đòi hỏi cao hơn. Nếu trước đây con người chỉ cần ăn no mặc ấm
    thì ngày nay thực phẩm phải đảm bảo là thực phẩm tốt, đẹp, bền, rẻ yêu cầu chất
    lượng thực phẩm càng nghiêm ngặt đặc biệt là mức độ an toàn, người ta cũng không
    sử dụng riêng một loại sản phẩm mà đòi hỏi tính đa dạng về chủng loại mới có thể
    đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy sản phẩm giá trị gia tăng
    càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu
    dùng. Hiện nay mức độ tiêu thụ thực phẩm ngày càng tăng tại Việt Nam và trên thế
    giới đặc biệt là các sản phẩm thủy sản. Theo PAO dự báo nhu cầu thủy sản có thể
    tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ có thể đạt tới 18,4 Kg/ người/ năm
    vào năm 2010 là 19,1 Kg/người năm. Đặc biệt là một số thị trường như Mĩ năm
    2003 là 2.18 tiệu tấn đạt 11.3 tỷ USD, nhu cầu của các nước EU cũng tăng mạnh từ
    1-12%(FAO). Do tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủy sản là rất lớn trong đó sản
    phẩm giá trị gia tăng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng.
    Sản phẩm thủy sản đặc biệt là sản phẩm giá trị gia tăng luôn là vấn đề được quan
    tâm hàng đầu của ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam, các sản phẩm này
    vừa tiêu thụ tại thị trường trong nước và nước ngoài. Thị trường nội địa của Việt
    nam là một thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, với số dân trên 80 triệu
    người thì việc tiêu thụ là rất lớn. Riêng với sản phẩm từ cá tra tiêu thụ nội địa là
    3
    100.000 tấn đạt kim ngạch 1.5 tỷ USD. Đối với xuất khẩu năm 2009 do chịu ảnh
    hưởng của cuộc khủng hoảng nên xuất khẩu có giảm sút so với năm 2008 nhưng
    vẫn ở mức cao và dần được phục hồi vào cuối năm. Từ những vẫn đề trên thì những
    doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến thị trường trong nước để có thể phát triển bền
    vững. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu những sản phẩm giá trị
    gia tăng có chất lượng tốt phục phụ cho thị trường xuất khẩu. Để làm được điều này
    các doanh nghiệp phải nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu
    người tiêu dùng bên cạnh đó chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để
    đảm bảo uy tín chất lượng cho sản phẩm. Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm giá
    trị gia tăng trên thị trường quốc tế thì cần phải có một thương hiệu cho sản phẩm để
    khi nhắc đến thương hiệu thì người ta nghĩ ngay đến sản phẩm. Ngoài ra thì chúng
    ta còn phải chú ý đến mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, sản phẩm của chúng ta tốt và
    có hình thức đẹp chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh cao.
    1.2 Tổng quan về nguyên liệu cá tra
    1.2.1 Hệ thống phân loại
    Tên tiếng anh: Iridesscent shark, shutchi cat fish
    Họ cá Tra: Pangasiidae
    Giống cá Tra: Pangasius
    Loài cá Tra: P.hpophthalmus
    1.2.2 Phân bố
    Cá Tra phân bố tại ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở bốn nước Việt Nam,
    Lào, CamPuChia và Thái Lan. Nước ta những năm gần đây khi chưa có cá sinh sản
    nhân tạo, cá bột và cá giống được vớt về từ sông Tiên và sông Hậu. Nhờ vào đặc
    tính bơi ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản trong mùa sinh
    sản. Qua những thống kê khảo sát chu kì di cư của cá Tra ở địa phận CamPuChia
    cho thấy cá bơi ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng
    tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Dựa vào chu kì ấy mà hàng năm ngư dân với nghề
    vớt cá truyền thống đã vớt được cá giống đem về nuôi. Ở Việt nam thường chỉ bắt
    gặp cá đã trưởng thành tại các ao nuôi mà rất ít gặp trong tự nhiên.
    4
    Tại việt nam năm 1998 đã nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá Tra và
    đáp ứng được nhu cầu về giông cho nghề nuôi thương phẩm. Hiện nay cá Tra là một
    trong những đối tượng đang được nuôi tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu
    Long và chủ yếu là hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp
    1.2.3 Hình thái
    Theo từ điển việt nam, NXB Khoa học xã hội(1977), cá Tra là loại cá nước
    ngọt không vây, giống cá trê nhưng không ngạnh.
    Cá Tra đầu rộng, dẹp, bằng, mồn ngắn, miệng cận dưới rộng ngang không co
    duỗi được. Răng nhỏ mịn, dãy răng hàm trên hoàn toàn bị che khuất bởi hàm dưới
    khi khép miệng lại. Hai đôi râu dài ngắn khác nhau trong đó râu hàm trên ngắn bằng
    một nửa chiều dài đầu.
    Cá tra là cá da trơn, thân dài lưng xám đen nhạt hơn ở hai bên hông, bụng
    hơi bạc. Màu sắc cá thay đổi khi cá lớn cụ thể là: khi còn nhỏ, phần lưng của đầu và
    thân cá có màu xanh lục. Nhưng khi cá lớn mặt lưng của thân có màu xanh xám hay
    nâu đen và nhạt dần xuống bụng
    Vây bụng có 8 tia phân nhánh, vây ngực và vây lưng đều có một tia vây
    cứng. Vây lưng và vây đuôi có màu xám đen. Phần cuối vây đuôi có màu hơi đỏ.
    Đường bên phân nhánh bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc vây
    đuôi.
    Cá tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể chụi được vùng nước
    hơi lợ, có thể chịu được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
    o
    C,
    nhưng chịu được nóng tới 39C. Cá Tra có cơ quan hô hấp phụ vì vậy chúng có thể
    sống trong môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Do vậy có thể nuôi với mật độ lớn.
    1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
    Tốc độ sinh trưởng của cá tương đối nhanh, ở giai đoạn cá bột chỉ tăng về
    chiều dài. Sau hai tháng nuôi nó nó đạt được 1,0- 2,0 Cm.Sự sinh sản của cá Tra bột
    từ khi mới nở đến ngày thứ 15 tăng khá nhanh, cả về chiều dài lẫn trọng lượng. Từ
    khoảng 2,5 Kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
    Trong tự nhiên cỡ cá trên mười tuổi tăng rất ít. Cá Tra rong tự nhiên có thể sống


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1) GS. Trần Đức Ba, KS. Lê Huy Phúc, KS. Nguyễn Văn Quan (1990), Kỹ thuật
    chế biến lạnh thủy sản, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội
    2) GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn, KS Đỗ Minh Phụng(1996), Nguyên liệu chế biến
    thủy sản, NXB Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh.
    3) PGS. TS. Trần Thị Luyến (1996) Giáo trình chế biến các sản phẩn giá trị gia
    tăng, Trường Đại học Nha Trang
    4) Đỗ Minh Phụng(1997), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, Trường Đại
    học thủy sản Nha Trang
    5 Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ
    thuật Hà Nội
    Các thông tin trên internet:
    www.laodong.com.vn/ ./Xuat-khau-ca-tra
    http://kinhtenongthon.com.vn
    http://vneconomy.vn/201006290654541P0C10/xuat-khau-ca-tra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...