Thạc Sĩ Nghiên Cứu Sản Xuất Thử Nghiệm Phân Bón Vi Sinh Vật Đa Chủng, Phân Bón Chức Năng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng, chức năng chất lượng cao ở qui mô công nghiệp cho một số cây trồng trên vùng sinh thái và tổ chức chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất nhằm tạo mô hình sản xuất và sử dụng hỗn hợp vi sinh vật nhiều chức năng như một loại phân bón có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tiết kiệm phân hoá học, đồng thời có khả năng hạn chế một số bệnh vùng rễ cây trồng do nấm và vi khuẩn gây nên, góp phần phát triển nông phẩm an toàn.

    Đề Án
    Nghiên Cứu Sản Xuất Thử Nghiệm Phân Bón Vi Sinh Vật Đa Chủng, Phân Bón Chức Năng Phục Vụ Chăm Sóc Cây Trồng Cho Một Số Vùng Sinh Thái
    Mở ĐầuPhần 1. Mở ĐầuPhần 2. Kết quả hoạt động dự án
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    2. Lựa chọn đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    3. Những nội dung đã thực hiện
    4. Kết quả thực hiện
    5. Tổng kết hóa các kết quả dự án
    6. Kết luận và đề nghị
    Báo cáo tóm tắtLời Mở ĐầuHoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng, chức năng chất lượng cao ở qui mô công nghiệp cho một số cây trồng trên vùng sinh thái và tổ chức chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất nhằm tạo mô hình sản xuất và sử dụng hỗn hợp vi sinh vật nhiều chức năng như một loại phân bón có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tiết kiệm phân hoá học, đồng thời có khả năng hạn chế một số bệnh vùng rễ cây trồng do nấm và vi khuẩn gây nên, góp phần phát triển nông phẩm an toàn.Hiệu quả của VSV trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới (5, 7, 13, 14, 20, 21, 25, 30). Các sản phẩm vi sinh như phân bón VSV cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm VSV kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm VSV phòng trừ bệnh cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. VSV tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của VSV đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của VSV như quá trình cố định nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen, .v.v. Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Tác động gián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng VSV có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ các VSV bất lợi đối với thực vật, trong đó VSV có thể cạnh tranh dinh dưỡng với VSV bất lợi hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các VSV bất lợi. Mỗi loại VSV trong tự nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu trên đối với cây trồng (1, 2, 3, 9, 10, 11, 16, 23, 26, 29, 32, 35).Kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật cho thấy sử dụng chế phẩm VSV có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 - 60 kg N/ha/năm hoặc thay thế 1/2 - 1/3 lượng lân vô cơ bằng quặng photphat. Dịch nuôi cấy các VSV sinh tổng hợp chất điều hoà sinh trưởng thực vật như Azotobacter, Azospirilum, Rhizobium có thể cung cấp 10-20 µgIAA/ml hoặc 20 µg GA3/ml do đó làm tăng khả năng nảy mầm, ra rễ của hạt giống, tăng khả năng phân chia mô tế bào, kích thích hoặc kìm hãm sự nở hoa, tăng khả năng sinh trưởng và năng suất củ quả và tăng tính chống chịu hạn. Một số chất kháng sinh như Agrocin 84, Agrocin 434, Phenazines, Pyoluteorin được sinh ra bởi Agrobacterium, Pseudomonas và Bacillus có khả năng hạn chế bệnh tua mực ở cây quế, bệnh trụi ngọn ở cam chanh, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thối rễ do nấm ở cây họ cà và cây đậu đỗ.Tuy nhiên do hệ VSV rất đa dạng và mỗi VSV trong đất đều chịu nhiều tác động qua lại của các VSV khác cũng như điều kiện môi trường nên hiệu quả của các sản phẩm vi sinh trong các điều kiện khác nhau không giống nhau.Một số nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, Anh, Úc . cho thấy sản phẩm tổng hợp bao gồm tập hợp các nhóm VSV cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật, đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng như E2001, Phytobacter, superlife, .v.v. có tác dụng đối với cây trồng tốt hơn so với từng nhóm riêng rẽ.Các sản phẩm phân VSV trên thế giới được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp lên men chìm trong các nồi lên men ở qui mô công nghiệp, trong đó môi trường dinh dưỡng chuẩn không được sử dụng vì giá thành quá cao mà được thay thế bằng môi trường tổng hợp từ các nguồn liệu sẵn có như tinh bột ngô, sắn, rỉ mật, nước chiết ngô, nước chiết men, nước chiết đậu tương, amoniac, .v.v. Thành phần môi trường được nghiên cứu, lựa chọn đảm bảo phù hợp với từng đối tượng VSV (1, 4, 6, 13).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...