Luận Văn Nghiên cứu sản xuất sữa dừa hàm lượng béo cao

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Sữa dừa (nước cốt dừa) là một hệ nhũ tương dầu trong nước, được trích ly từ cơm dừa nạo nhuyễn có hoặc không bổ sung thêm nước. Sữa dừa sản xuất ở quy mô công nghiệp là một dạng sản phẩm rất phổ biến ở các nước châu Á có diện tích trồng dừa lớn như Phillipines, Malaysia, Thailand, Indonesia
    Ở Việt Nam, những năm gần đây đã tập trung nghiên cứu, khai thác các sản phẩm làm từ dừa như nước dừa non đóng lon, kẹo dừa, kem dừa, bơ dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa Trên thị trường Việt Nam và thế giới hiện nay, các sản phẩm sữa dừa thương mại đều có hàm lượng béo không vượt quá 35%wt (Ngô Minh Hiếu, 2007). Nước ta có nguồn tài nguyên dừa phong phú, tập trung ở các tỉnh như Bình Định, Bến Tre với chất lượng dừa rất tốt. Vì vậy, chúng tôi đề xuất nghiên cứu sản xuất sữa dừa có hàm lượng béo cao (50%wt béo) nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tiết kiệm chi phí trong quá trình bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
    Năm 2006, Huỳnh Trung Việt đã nghiên cứu ứng dụng quá trình ly tâm nhằm tăng hàm lượng béo trong sữa dừa từ 32% wt béo tăng lên đến 50% wt béo. Năm 2007, Ngô Minh Hiếu đã nghiên cứu chọn nhiệt độ và thời gian tiệt trùng thích hợp để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, chọn hàm lượng các chất phụ gia thích hợp để chống lại quá trình chống oxy hóa chất béo và làm tăng độ bền của hệ nhũ tương. Dựa trên các kết quả thu được của các tác giả trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa dừa hàm lượng béo cao (50% béo), tập trung vào các vấn đề sau:
    • Khảo sát chọn áp suất đồng hóa sữa dừa.
    • Xác định hàm lượng phụ gia để làm tăng độ bền của hệ nhũ tương.
    • Khảo sát chọn hàm lượng chất chống vi sinh vật thích hợp để tăng thêm thời gian bảo quản sản phẩm.
    • Xác định hiệu suất thu hồi sản phẩm của quy trình sản xuất và kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh của sản phẩm.
    Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả thu được sẽ là cơ sở để góp phần triển khai công nghệ sản xuất sữa dừa hàm lượng béo cao vào điều kiện thực tế tại Việt Nam.

    CHƯƠNG 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1. Giới thiệu chung về dừa: [2], [38]
    Cây dừa (Cocos nucifera) là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m, các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm.
    [​IMG]Cây dừa được xem là một loại cây có giá trị kinh tế, mỗi cây trưởng thành có khả năng cho 75 quả mỗi năm. Điều kiện tự nhiên Việt Nam thuận lợi cho việc phát triển cây dừa, nhất là từ vỹ tuyến 20 trở vào. Dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên đất cát có nhiễm mặn nhẹ. Diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện nay vào khoảng 220.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ở miền Trung (Bình Định) và đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre). Đối với quả dừa tươi, thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất là nước dừa, còn đối với quả dừa khô, cơm dừa được xem là thành phần giàu giá trị dinh dưỡng và được sử dụng nhiều nhất. Thành phần hóa học của cơm dừa theo USDA được cho ở bảng 1.
    Hình 1: Quả dừa khô bổ đôi
    1. Giới thiệu chung về sữa dừa và công nghệ sản xuất sữa dừa: [31]
    1. Sữa dừa
    Sữa dừa là một dạng chất lỏng màu trắng sữa với thành phần hóa học có chứa nhiều chất như béo, protein, carbohydrate, khoáng Hàm lượng chất béo trong sữa dừa thường được hiệu chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của từng địa phương và thường nằm trong khoảng 15 – 40% (Pichivittayakarn, 2006).
    Sữa dừa là một loại sản phẩm được sử dụng phổ biến ở quy mô gia đình và quy mô công nghiệp, đây là một nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn truyền thống ở các nước Châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, .(Pichivittayakarn, 2006). Ngoài ra, sữa dừa còn là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm như jam dừa, syrup dừa, “phô mai” dừa, đậu hũ dừa (coconut tofu) và một số sản phẩm nước uống như “cocosoy milk”, Năm 1990, các nhà nghiên cứu ở Philippines đã tạo ra dòng sản phẩm mới bằng cách phối trộn sữa gầy (skim cow’s milk) với sữa dừa. (Seow và Gwee, 1997).
    Sữa dừa tươi (fresh coconut milk) và sữa dừa sản xuất trong công nghiệp rất dễ bị hư hỏng do vi sinh vật. Ngoài ra, sự tách pha của hệ nhũ trong sữa làm cho sản phẩm bị phân lớp và không đồng nhất. Vì vậy, trong sản xuất sữa dừa thương mại, chúng ta sẽ bổ sung các chất nhũ hoá đồng thời thực hiện quá trình đồng hóa, đóng lon và tiệt trùng nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
    Bảng 1: Thành phần hóa học của cơm dừa (USDA, 1995)
    [TABLE="width: 489"]
    [TR]
    [TD]Thành phần[/TD]
    [TD]Hàm lượng (tính trên 100g ăn được)[/TD]
    [TD]Đơn vị[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nước[/TD]
    [TD]46.99[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Năng lượng[/TD]
    [TD]354[/TD]
    [TD]Kcal[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Protein[/TD]
    [TD]3.33[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lipid tổng (fat)[/TD]
    [TD]33.49[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chất khoáng[/TD]
    [TD]0.97[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Carbohydrate[/TD]
    [TD]15.23[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chất xơ[/TD]
    [TD]9.0[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Bảng 2: Thành phần hóa học của sữa dừa theo USDA (1995)
    [TABLE="width: 489"]
    [TR]
    [TD]Thành phần[/TD]
    [TD]Hàm lượng (tính trên 100g ăn được)[/TD]
    [TD]Đơn vị[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nước[/TD]
    [TD]53.90[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Năng lượng[/TD]
    [TD]33.0[/TD]
    [TD]Kcal[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Protein[/TD]
    [TD]3.63[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lipid tổng (fat)[/TD]
    [TD]34.681[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chất khoáng[/TD]
    [TD]1.15[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Carbohydrate[/TD]
    [TD]6.65[/TD]
    [TD]g[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chất xơ[/TD]
    [TD]2.2[/TD]
    [TD]g
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...