Luận Văn Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn ở các chợ tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) đô thị
    đang là vấn đề mang tính cấp bách và nan giải đối với nhiều địa phương trong cả
    nước. CTR và các vấn đề liên quan hiện không chỉ là điểm nóng trong các cuộc
    hội họp, hội thảo của các cấp lãnh đạo mà còn là vấn đề “cơm bữa” của các tầng
    lớp xã hội. Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển của khoa học kỹ thuật, mức
    sống của người dân ngày càng được nâng cao thì khối lượng CTR phát sinh ngày
    càng nhiều. Lượng CTR nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả
    môi trường không thể lường trước được.
    Cho đến nay, giải pháp bãi chôn lấp (BCL) vẫn đang là phương pháp chủ
    yếu để xử lý CTR. Nhưng hiện nay các BCL đang bộc lộ nhiều nhược điểm như:
    là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến 3 môi trường đất, nước, không khí, lãng
    phí nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh và tái sử dụng. Mặt khác khi BCL đầy
    thì phải tìm một địa điểm khác để xây dựng BCL mới trong khi giá đất ngày càng
    gia tăng và khan hiếm. Như vậy, trong khi các nguồn gây ô nhiễm từ các bãi rác
    cũ chưa giải quyết xong thì lại phát sinh các nguồn ô nhiễm mơi. Hơn nữa, các
    BCL cũ không chỉ tiếp tục chiếm diện tích lớn và phải bỏ hoang hàng chục năm
    để cho CTR phân huỷ hết mà còn là các điểm ô nhiễm lâu dài tốn kém trong
    công tác quan trắc và duy tu.
    Thị trường tiêu thụ phân bón trong nước có nhiều hứa hẹn, theo Bộ Nông
    Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn nhu cầu sử dụng phân bón cho ngành nông
    nghiệp tại Việt Nam vào khoảng 5,2 triệu tấn hàng năm. Các loại phân bón được
    tiêu thụ trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là phân hoá học. Phân hoá
    học được sản xuất phần lớn từ dầu hoả, giá dầu hoả trên thế giới tăng hay giảm
    đều ảnh hưởng đến giá phân bón, giá phân bón không ổn định sẽ ảnh hưởng đến
    sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ từ rác
    thải sẽ không bị biến động về mặt giá thị trường giúp người dân yên tâm hơn
    trong việc đầu tư lâu dài vào ngành nông nghiệp, đặc biệt Việt Nam là nước với
    khoảng 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp.
    Trên thế giới và kể cả ở Việt Nam hiện nay, compost đang được sản xuất
    với công nghệ ổn định, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những
    điểm khác biệt giữa các phương pháp ủ compost là việc áp dụng biện pháp tăng
    cường sinh học (bioaugmentation), tức là cho thêm một chế phẩm sinh học chứa
    một lượng vi sinh vật chuyên biệt nào đó vào khối ủ nhằm tăng tốc độ và hiệu
    quả phân huỷ sinh học. Hiệu quả thực tiễn của biện pháp tăng cường sinh học
    trong chế biến compost ra sao là một vấn đề cần được làm rõ.
    Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi
    sinh từ chất thải rắn ở các chợ tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
    nhằm đánh giá, so sánh khả năng phân huỷ chất hữu cơ của VSV trong quá trình
    ủ compost, tạo điều kiện tối ưu nhất cho VSV phát triển, đồng thời rút ngắn thời
    gian phân huỷ CHC nhưng vẫn tạo ra sản phẩm phân compost chất lượng.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá khả năng phân huỷ CHC của VSV đối với rác chợ, rác chợ với
    mùn cưa, rác chợ với mùn cưa và chế phẩm BIO - F.
    - Tạo ra sản phẩm phân compost từ rác chợ và mùn cưa có bổ sung chế
    phẩm BIO - F.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài được thực hiện với những nội
    dung chính sau :
    - Tìm hiều về công nghệ compost: định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến
    compost.
    - Tìm hiểu về các công nghệ compost đã áp dụng.
    - Nghiên cứu sản xuất compost từ rác chợ.
    - Vận hành mô hình, đo đạc các thông số.
    - Viết báo cáo.
    - Theo dõi các chỉ tiêu:
    + Kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày.
    + Kiểm tra pH, độ ẩm, CHC, carbon với tần suất 2 ngày/lần.
    + Kiểm tra nitơ với tần suất 7 ngày/lần.
    1.4. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: rác hữu cơ từ chợ Bình Long, quận Tân
    Phú, Tp. Hồ Chí Minh và mùn cưa lấy từ trại nấm Bảy Yết, đồng thời bổ sung chế
    phẩm BIO - F.
    1.5. Phương pháp nghiên cứu
    1.5.1. Phương pháp luận
    Chất thải hữu cơ là một nguồn nguyên liệu có thể tái sử dụng làm phân bón
    rất tốt cho nông nghiệp. Vì thế nếu xử lý chất thải nhưng có thể tận dụng để làm
    phân bón điều đó có ý nghĩa rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường và phát triển
    bền vững.
    Công nghệ chế biến compost hiếu khí, kỵ khí trên thế giới và Việt Nam hiện
    nay tuy đã tạo ra được những sản phẩm compost đạt chất lượng khi sử dụng. Tuy
    nhiên, quá trình phân huỷ trong chế biến compost là một quá trình phức tạp với
    khoảng thời gian phân huỷ lâu nếu quần thể sinh vật chưa kịp phát triển đến mức
    tối ưu. Do đó để rút ngắn thời gian phân huỷ, tiết kiệm chi phí vận hành thì biện
    pháp tăng cường sinh học là giải pháp hứa hẹn có thể mang lại kết quả cao trong
    công nghệ chế biến compost. Tăng cường sinh học ngoài việc tạo ra sự cạnh tranh
    giữa các quần thể sinh vật đưa vào và quần thể sinh vật hiện có giúp phục vụ cho
    mục đích xử lý nó còn có thể xử lý những chất thải mà sự hiện hữu của VSV
    trong chất thải không xử lý được.
    1.5.2. Phương pháp thực tiễn
    - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các số liệu trong quá trình ủ
    compost (nhiệt độ, pH, độ ẩm, C, N).
    - Phương pháp thực nghiệm: làm mô hình ủ compost.
    - Phương pháp thống kê: tính toán các biến thiên nhiệt độ, độ ẩm, CHC, C,
    N trong quá trình ủ compost.
    1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    1.6.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra điều kiện tối ưu nhất trong quá trình sản xuất
    phân hữu cơ vi sinh với nguồn nguyên liệu là rác tại các chợ ở thành phố Hồ Chí
    Minh, với mục đích hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác đô thị góp phần vào sự
    phát triển bền vững của đất nước.
    1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Quá trình sản xuất phân vi sinh đơn giản và dễ thực hiện.
    - Nước ta là một nước có diện tích đất nông nghiệp lớn vì thế có thể sử dụng
    phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân hoá học với hiệu quả tương đối như nhau
    và lại không gây ô nhiễm môi trường.
    - Ngoài mục tiêu xử lý chất thải, ngăn chặn nguy cơ phát tán, gây ô nhiễm
    của rác thải sinh hoạt, đề tài còn giúp rút ngắn thời gian cho một chu trình xử lý
    chất thải rắn sinh hoạt.
    1.7. Địa điểm nghiên cứu
    Mô hình thí nghiệm được đặt tại trường tình thương Tân Sơn Nhì, quận
    Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
    Các thí nghiệm phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường và Công
    Nghệ Sinh Học, trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...