Luận Văn Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên và kháng thể kháng HA chuẩn để đánh giá chất lượng văcxin cúm A/H5N

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virut cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ,có khả năng lây từ động vật sang người. Nhóm virus cúm được phân chia thành nhiều phân type khác nhau dựa trên kháng nguyên Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N), có 16 phân type HA (H1- H16) và 9 phân type NA (N1-N9) có khả năng tái tổ hợp để tạo nên hàng trăm phân type khác nhau về độc tính và khả năng lây bệnh. Chủng dễ lây lan nhất và làm chết gia cầm nhiều nhất là các chủng H5 và H7. Tuy nhiên chủng gây quan ngại nhiều nhất và có khả năng gây tử vong ở người là H5N1. H5N1 là loại virut có độc lực cao, có tỷ lệ gây tử vong đạt tới trên 50%. Từ khi dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Hong Kong (1997) cho tới nay nhiều quốc gia trên khắp các châu lục đã công bố dịch. Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo, nếu không có những biện pháp giám sát liên tục và ngăn chặn kịp thời rất có thể virut cúm gia cầm A/H5N1 đang gây bệnh ở các loài lông vũ hiện nay sẽ biến đổi gen tạo thành chủng virus mới gây hại cho con người.
    Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới, tính đến ngày 04 tháng 03 năm 2010, tổng số ca mắc cúm gia cầm lên đến 486 trường hợp, trong đó có 287 trường hợp tử vong. Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có tỷ lệ mắc và tổn thất cao nhất do cúm gia cầm.
    Hiện tại, ở nước ta cúm gia cầm A/H5N1 vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nếu như, năm 2009 có 5 trường hợp mắc và tử vong thì chỉ trong vòng hơn hai tháng của năm 2010, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có hai trường hợp tử vong.
    Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới (OIE) tính đến tháng 03 năm 2010, số địa phương ở Việt Nam công bố có dịch cúm A/H5N1 tái xuất hiện trên đàn gia cầm lên tới 7 địa phương với số gia cầm bị chết lên tới trên 6000 con và bị tiêu huỷ là trên 14000 con. Tiêm chủng văcxin là biện pháp hữu hiệu nhất trong dự phòng bệnh cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung. Để đáp ứng nhanh nhu cầu về vacxin cúm gia cầm,việc nhập và nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước đòi hỏi phải có kháng nguyên và kháng thể chuẩn phục vụ việc kiểm định, đánh giá chất lượng văcxin. Xuất phát từ mục tiêu trên, chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên và kháng thể kháng HA chuẩn để đánh giá chất lượng văcxin cúm A/H5N1”. Hiện nay trong nước chưa có kháng nguyên HA và kháng thể kháng HA đạt tiêu chuẩn quốc gia dùng trong kiểm định văcxin. Vì vậy đề tài sẽ có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm 3
    2.1.1. Cúm gia cầm 3
    2.1.2. Nguồn lây nhiễm của cúm A/H5N1 4
    2.1.3. Triệu trứng lâm sàng 4
    2.1.4. Tình hình dịch bệnh 5
    2.1.4.1. Tình hình dịch cúm A/H5N1 trên thế giới 5
    2.1.4.2. Tình hình bệnh cúm A/H5N1 ở nước ta 6
    2.2. Virus cúm A/H5N1 7
    2.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc 7
    2.2.2. Cấu trúc hệ gen và chức năng 8
    2.2.3. Danh pháp 9
    2.2.4. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm A 10
    2.2.4.1.Kháng nguyên HA 10
    2.2.4.2. Kháng nguyên NA 10
    2.3. Một số phương pháp chuẩn đoán và phòng chống bệnh cúm A 11
    2.3.1. Phương pháp chuẩn đoán 11
    2.3.1.1. Phương pháp sinh học phần tử 11
    2.3.1.2. Một số phương pháp chuẩn đoán huyết thanh học 11
    2.3.2. Phương pháp phòng và chống bệnh 13
    2.3.2.1. Phòng bệnh bằng văcxin 13
    2.3.2.2. Phòng chống bệnh bằng sử dụng hóa dược liệu 13
    PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 15
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15
    3.1.2. Các dung dịch dùng trong nghiên cứu 15
    3.1.3. Vật tự tiêu hao 16
    3.1.4. Nguyên liệu 16
    3.1.5. Máy móc thiết bị 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 17
    3.2.1. Phương pháp cấy virus trong trứng gà có phôi 17
    3.2.1.1. Ấp trứng 17
    3.2.1.2. Soi trứng 17
    3.2.1.3. Tiêm trứng 18
    3.2.1.4. Thu hoạch dịch niệu, kiểm tra vô trùng 18
    3.2.1.5. Phản ứng ngưng kết hồng cầu (phản ứng HA) 19
    3.2.2. Phương pháp tinh chế virus bằng gradient saccaroza 20
    3.2.3. Phương pháp tinh chế kháng nguyên HA bằng thẩm tích 21
    3.2.4. Định lượng Protein bằng phương pháp Bradford 22
    3.2.5. Phương pháp gây miễn dịch sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên HA 22
    3.2.6. Phương pháp đánh giá văcxin cúm A/H5N1 bằng kỹ thuật SRD 23
    PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1. Kết quả nuôi cấy virut trên phôi gà 25
    4.2. Kết quả sản xuất virut tinh chế bằng gradient saccaroza 26
    4.3. Kết quả tinh chế kháng nguyên HA 27
    4.3.1. Kết quả tinh chế kháng nguyên HA bằng thẩm tích 27
    4.3.2. Kết quả định lượng kháng nguyên HA bằng phương pháp Bradford 28
    4.4. Kết quả sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên HA trên thỏ 30
    4.5. Kết quả đánh giá chất lượng văcxin cúm A/H5N1 dựa trên kỹ thuật SRD 30
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
    5.1. Kết luận .32
    5.2. Đề nghị 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...