Thạc Sĩ Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá Chim vây vàng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá Chim vây vàng

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
    DANH MỤC BẢNG 7
    DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ 8
    MỞ ĐẦU 9
    Chương 1. TỔNG QUAN 12
    1.1. Giới thiệu về probiotic 12
    1.2. Phân lo ại vi sinh vật probiotic 12
    1.3. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến
    sức khỏe của vật nuôi 14
    I.4. Cơ chế tác động của probiotic 16
    I.4.1. Cạnh tranh vị trí bám dính và loại trừ vi khuẩn gây bệnh 16
    I.4.2. Sản sinh ra các chất ức chế 17
    I.4.3. Kích thích hệ miễn dịch 20
    I.4.4. Ức chế cơ chế dò tìm mật độ tới hạn của vi khuẩn gây bệnh 21
    1.4.5. Khả năng kháng virus 23
    1.5. Ứng dụng của probiotic 23
    1.5.1. Ứng dụng trong y học và chăn nuôi 23
    1.5.2. Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 24
    1.6. Lactobacillus - vi khuẩn probiotic điển hình 25
    1.7. Tình hình nghiên cứu sử dụng Lactobacillus làm probiotic 28
    1.7.1. Trong y học và chăn nuôi 28
    1.7.2. Trong nuôi trồng thủy sản 29
    I.8. Sản xuất chế phẩm probiotic sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 32
    I.8.1. Phân lập và tuy ển chọn giống vi khuẩn probiotic 32
    1.8.2. Quy trình sản xuất chế phẩm probiotic 35
    I.9. Cá Chim vây vàng 36
    I.9.1. Giới thiệu về cá Chim vây vàng 36
    I.9.2. Tình hình bệnh dịch trong nuôi cá biển 37
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    4
    2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu 40
    2.1.1. Mẫu phân lập vi khuẩn Lactobacillus 40
    2.1.2. Vi sinh vật chỉ thị 40
    2.1.3. Cá Chim vây vàng 40
    2.1.4. Muôi trường nuôi cấy vi sinh vật 40
    2.1.5. Các thiết bị chuy ên dụng 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
    2.2.1. Phân lập Lactobacillus 42
    2.2.2. Tuyển chọn các chủng Lactobacillus kháng Vibrio 42
    2.2.3. Xác định đặc điểm hình thái và sinh hóa 43
    2.2.3.1. Quan sát đặc điểm hình thái 43
    2.2.3.2. Xác định đặc tính sinh hóa 43
    2.2.4. Xác định khả năng sinh trưởng 43
    2.2.5. Bố trí thí nghiệm xác định các điều kiện nuôi cấy thích hợp 43
    2.2.6. Xác định các đặc tính probiotic 44
    2.2.6.1. Xác định khả năng sinh enzym ngoại bào 44
    2.2.6.2. Xác định khả năng sinh acid 44
    2.2.6.3. Xác định khả năng sinh các chất kháng khuẩn 44
    2.2.6.4. Xác định khả năng chịu mặn 45
    2.2.6.5. Xác định khả năng chịu muối mật 45
    2.2.7. Xác định chất phụ gia thích h ợp cho quá trình đông khô 45
    2.2.8. Bố trí thí nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn nuôi
    cá Chim vây vàng 45
    2.2.9. Xác định khả năng tăng trưởng và chuy ển hóa thức ăn ở cá 46
    2.2.10. Xác định thành phần vi sinh đường ruột cá 47
    2.2.11. Xử lý thống kê 47
    2.3. Cách tiếp cận các vấn đề nghiên cứu 48
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
    3.1. Phân lập và tuy ển chọn Lactobacillus 49
    3.1.1. Phân lập Lactobacillus từ nội tạng cá Chim vây vàng 49
    3.1.2.Tuyển chọn chủng Lactobacillus có hoạt tính kháng Vibrio 49
    3.1.3. Tuyển chọn chủng Lactobacillus sinh enzym ngoại bào 51
    3.2. Xác định đặc điểm h ình thái và sinh hóa của các chủng 52
    3.2.1. Đặc điểm hình thái 52
    3.2.2. Đặc tính sinh hóa 53
    3.3. Xác định các điều kiện nuôi cấy thích hợp của các chủng 55
    3.3.1. Đường cong sinh trưởng 55
    3.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ 56
    3.3.3. Ảnh hưởng của pH môi trường 58
    3.3.4. Ảnh hưởng của tốc độ lắc 60
    3.4. Một số đặc tính khác của các chủng probiotic 62
    3.4.1. Khả năng sinh acid 62
    3.4.2. Khả năng sinh bacteriocin 63
    3.4.3. Khả năng chịu mặn 63
    3.4.4. Khả năng chịu muối mật 65
    3.5. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic ở dạng đông khô 67
    3.5.1. Nghiên cứu lựa chọn chất chống đông 67
    3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản 69
    3.6. Đề xuất quy trình sản xuất chế phẩm probiotic dạng đông khô 70
    3.7. Thử nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn nuôi cá Chim vây
    vàng giai đoạn giống 71
    3.7.1. Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic đến tăng trưởng và
    chuy ển hoá thức ăn của cá 71
    3.7.1.1. Chiều dài 71
    3.7.1.2. Khối lượng và tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) 73
    3.7.1.3. Hệ số phân đàn về chiều dài (CVL) 73
    3.7.1.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 74
    3.7.3. Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic đến hệ vi sinh đường ruột cá 76
    3.7.3.1. Tổng số Lactobacillus spp. 76
    3.7.3.2. Tổng số Vibrio spp. 78
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHẦN PHỤ LỤC 89

    MỞ ĐẦU
    I. Tính c ấp thiết của đề tài
    Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản trở thành một trong nh ững ngành kinh tế mũi
    nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là ngành có tốc
    độ tăng trưởng nhanh, trung bình hàng năm (từ năm 1970) là 8,9% so với tốc độ
    tăng trưởng 1,2% của đánh bắt và 2,8% của nuôi động vật trên cạn trong cùng
    th ời điểm. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của toàn thế giới đạt 55,1 triệu tấn
    năm 2009 với giá trị khoảng 98,4 tỷ USD trong đó nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
    đạt 20,1 triệu tấn và giá trị 30 tỷ USD. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các
    nước châu Á đạt trên 40 triệu tấn tương đương với 80% sản lượng toàn cầu trong
    năm 2009, tiếp theo là Châu Âu (6%) và Mỹ (5%) (FAO, 2010) [34].
    Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở sản
    xuất với quy mô lớn ra đ ời, đã đặt các loài thuỷ sản phải tiếp xúc với những điều
    kiện bất lợi, chủ yếu là liên quan đến bệnh và các vấn đề về suy thoái môi trường
    thường xuyên xảy ra, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
    Vi khuẩn và virus gây bệnh là các tác nhân gây bệnh chủ yếu trên động vật
    thu ỷ sản. Để phòng chống, điều trị và kiểm soát bệnh trên động vật thuỷ sản do
    các tác nhân này gây ra đã dẫn tới việc tăng đáng kể việc sử dụng thuốc thú y
    (hoá chất, thuốc kháng sinh và vacxin). Trong đó thuốc kháng sinh được sử dụng
    phổ biến với số lượng rất lớn [6], [23].
    Mỹ là nước sản xuất thuốc kháng sinh lớn nhất thế giới, khoảng 18.000 tấn
    mỗi năm với mục đích sử dụng cho y tế và nông nghiệp, trong đó 12.600 tấn (gần
    70%) được sử dụng không phải để chữa bệnh mà dùng để thúc đẩy tăng trưởng
    (SCAN, 2003). Liên minh Châu Âu và Thụy Sĩ sản xuất 1600 tấn kháng sinh,
    trong đó khoảng 30% được sử dụng cho vật nuôi, với mục đích tương tự để tăng
    trưởng (SCAN, 2003).
    Như vậy, việc sử dụng kháng sinh lâu dài như một biện pháp phòng ngừa
    và yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đã gây nên hiện tượng kháng thuốc của các chủng
    vi khuẩn gây bệnh (tạo ra gen kháng kháng sinh). Nhiều nghiên cứu cho thấy các
    loài vi khuẩn gây bệnh đã tăng lên theo từng năm. Đặc biệt, một số loài vi khuẩn
    gây bệnh có thể truyền gen kháng kháng sinh sang các loài vi khuẩn gây bệnh
    cho người. Tính chất nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc ngày càng được ý
    thức hơn khi người ta thấy rằng những vi khuẩn kháng thuốc đã gây ra các bệnh
    10
    chết người còn lớn hơn cả bệnh AIDS. Ở Mỹ hơn 100 ngàn ca bệnh gây ra bởi
    Staphylococcus aureus kháng lại methicillin đã làm 18.600 người chết, trong khi
    cũng trong năm đó số người bị chết do HIV/AID chỉ là 17.000 (Tạp chí y khoa
    Mỹ 10, 2007). Để hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, toàn
    bộ các nước trong Cộng đồng Châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh với vai trò là
    chất kích thích tăng trưởng từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 [16 ].
    Probiotic (các vi khuẩn có lợi) được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, mà
    mầm bệnh được kiểm soát thông qua một loạt các cơ chế khác nhau như: cạnh
    tranh với vi khuẩn gây bệnh, sản sinh một số hợp chất kháng khuẩn như acid hữu
    cơ, hydro peroxide, bacteriocin; tăng cư ờng hệ miễn dịch ngày càng được xem
    như là một thay thế cho thuốc kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh trên động
    vật thuỷ sản. Ngoài ra, probiotic còn có khả năng tổng hợp một số loại vitamin
    nhóm B, tổng hợp hệ enzym tiêu hoá tăng cường chuyển hoá thức ăn, do đó
    probiotic được coi là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Những nghiên cứu về sử
    dụng probiotic cho con người và động vật trên cạn đã được công bố từ lâu với rất
    nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ
    sản mới được áp dụng trong những năm gần đây và đã cho rất nhiều kết quả khả
    quan [22], [23].
    Cá Chim vây vàng là loài cá s ống chủ yếu ở giữa và tầng mặt thuộc vùng
    biển ấm. Cá Chim vây vàng có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều ở các nước:
    Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Indonesia vì rất dễ nuôi, nhanh lớn, ít bị
    bệnh. Đài Loan là nơi sản xuất giống đầu tiên vào năm 1989, sau đó công nghệ
    sản xuất giống lan rộng ra nhiều nước như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
    Từ năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự
    án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá Chim vây vàng” đã chủ động được nguồn
    con giống, mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá biển. Từ năm 2008,
    trường Đại học Nha Trang cũng đã sản xuất thành công giống cá Chim vây vàng,
    đã cung cấp hàng trăm nghìn con giống cho khu vực Nam Trung Bộ. Cá Chim
    vây vàng là một trong ba đối tượng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn đưa vào chương trình hành động “Phát triển nghề nuôi biển đảo năm 2010”.
    Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nghề nuôi biển đã dẫn tới ô
    nhiễm môi trường nước biển và phát tán bệnh tật. Nhiều nghiên cứu gần đây cho
    th ấy đã có các sự cố về bệnh tật xảy ra tại các lồng nuôi. Bệnh do vi khuẩn, virus
    và ký sinh trùng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình nuô i, đ ặc biệt là
    các bệnh do vi khuẩn gây ra như bệnh xuất huyết trên da [09], [20].
    11
    Từ những phân tích ở trên, việc “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic
    và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá Chim vây vàng” là cần thiết và là một
    hướng đi mới trong việc ứng dụng probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản.
    II. Nội dung nghiên cứu
    1. Phân lập và tuy ển chọn một số chủng vi khuẩn probiotic thuộc giống
    Lactobacillus trên cá Chim vây vàng
    2. Thử nghiệm in vitro khả năng kháng khuẩn (Vibrio), khả năng sinh
    enzym ngoại bào (protease, am y lase), acid và các hợp chất kháng khuẩn, khả
    năng chịu mặn, khả năng chịu muối mật.
    3. Sản xuất chế phẩm probiotic dạng đông khô ( lựa chọn chất chống đông
    phù hợp, xác định thời gian bảo quản).
    4. Thử nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn nuôi cá Chim vây
    vàng giai đoạn giống nuôi tại Nha Trang, Khánh Hoà.
    5. Xác định khả năng phát triển và khả năng kháng Vibrio spp. của các
    chủng vi khuẩn probiotic bổ sung trong đường ruột cá Chim vây vàng.
    III. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    1. Làm giàu bộ sưu tập chủng vi sinh vật probiotic biển.
    2. Xây dựng được quy trình phân lập, tuyển chọn và sản xuất chế phẩm
    probiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi cá Chim vây vàng giai đoạn giống.
    3. Đánh giá được hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm probiotic (tốc độ tăng
    trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng Vibrio) trên cá Chim vây vàng khi được
    nuôi bằng thức ăn bổ sung chế phẩm probiotic.
    12
    Chương 1. TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu về probiotic
    Probiotic là một từ gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là "for life". Nó được dùng
    để mô tả các vi khuẩn "thân thiện" thường sống ở đường ruột và có đóng góp vào
    sức khỏe tốt của vật chủ. Thuật ngữ “Probiotic" được định nghĩa đầu tiên bởi
    Lilly và Stillwell (1965): “Probiotic là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng được sản
    xuất bởi các vi sinh vật". Vượt qua thời gian cùng với sự hiểu biết lớn hơn về
    probiotic, nhiều định nghĩa mới ra đời, một trong những định nghĩa được đa số
    các nhà khoa học nhất trí “Probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ
    th ể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của vật chủ” (FAO/WHO, 2001)
    [36].
    Những nghiên cứu ứng dụng probiotic mới được chú ý trong khoảng hơn 2
    th ập kỷ gần đây nhưng tác dụng của nó thì đã được nhận thấy từ lâu. Eli
    Metchnikoff (1845-1919) là người đầu tiên đặt nền móng cho việc sử dụng
    probiotic. Năm 1908, Eli Metchnikoff đã chứng tỏ rằng việc tăng tuổi thọ của
    một bộ phận nông dân Bungari là do sự tiêu thụ sữa lên men sữa chua với một
    chủng Lactobacillus nhất định. Ông tin rằng Lactobacillus spp có một ảnh hưởng
    quan trọng đến sức khỏe đường ruột, đặc biệt là nó ức chế các vi sinh vật không
    mong muốn trong ruột già và ruột non, và do đó giúp ổn định hệ thống tiêu hóa
    [22], [28].
    Ngày nay probiotic được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong việc phòng
    và trị bệnh cho con người. Một số chủng được sử dụng phổ biến cho con người
    thuộc các giống Lactobaciluss spp. và Bifidobacterium spp. Ngoài việc sản xuất
    các sản phẩm dược phẩm, probiotic còn được bổ sung vào rất nhiều các sản phẩm
    thực phẩm như: sữa, đồ uống, bánh kẹo . Các yếu tố quan trọng quyết định đến
    việc sử dụng hiệu quả probiotic trong dược phẩm cũng như thực phẩm là việc
    duy trì khả năng tồn tại và hoạt động của các chủng vi sinh vật có để tồn tại trong
    thực phẩm trong suốt thời gian bảo quản của thực phẩm, trong quá trình vận
    chuy ển trong đường ruột với điều kiện axít và các enzym tiêu hóa ở dạ dày và
    muối mật trong ruột non [31], [76].
    1.2. Phân loại vi sinh vật probiotic
    Vi sinh vật có hoạt tính probiotic bao gồm các nhóm sau [28]:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn La Anh, Đinh Mỹ Hằng, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Hương
    Giang, Nguyễn Thị Lộc (2003), “Đặc điểm chủng vi khuẩn
    Lactobacillus plantarum có ứng dụng trong công nghệ sản xuất nước
    CVAS”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc
    năm 2003, 159 -161.
    2. Lê Thanh Bình, Phạm Thị Ngọc Lan, Yoshimi Benno (1999), “Tác dụng
    tăng trưởng đối với gia cầm của chế phẩm vi sinh vật PRO 99”, Tuyển
    tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 1999,
    139-144.
    3. Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Yến Ly và Huỳnh Xuân Phong (2011),
    “Phân lập và tuy ển chọn vi khuẩn lactic có khả năng sinh chất kháng
    khuẩn”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Cần Thơ, 19a, 176-184.
    4. Nguyễn Văn Duy, Vũ Thị Nhung (2010), “ Khảo sát môi trường nuôi, khả
    năng khử sulfit và quy trình đông khô vi khuẩn tía Rhodobacter sp.
    NTU nhằm xử lý môi trường”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 8(3B):
    1717-1724.
    5. Nguyễn Thị Hồng Hà, Lê Thiên Minh, Nguy ễn Thuỳ Châu (2003),
    “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic probiotic”,
    Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm
    2003, 251-255.
    6. Ngô Vĩnh Hạnh (2007), “Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá Chim
    vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)”, Báo cáo Khoa học,
    Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh.
    7. Trần Vĩ Hích, Phạm Thị Duyên (2008), Bệnh tử hoại thần kinh trên cá
    biển nuôi tại Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học -Công nghệ Thủy Sản số
    01, 19 – 24.
    8. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguy ễn Hữu Dũng, Nguy ễn Thị Muội
    (2006), Bệnh học thủy sản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
    83
    9. Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn
    Thị Nguyệt Huệ (2008) , Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi Khánh
    Hòa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, số 02, 16 – 24.
    10. Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trương Th ị Hồng Vân.,
    Võ Minh Sơn (2003), “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic BIO II
    và kết quả thử nghiệm trên ao nuôi tôm”, Tuyển tập báo cáo tại Hội
    nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003, 75-79.
    11. Lương Đức Phẩm (2007), Chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi , Nxb Khoa
    học và Kỹ thuật , Hà N ội.
    12. Lương Đức Phẩm (2004), Công nghệ vi sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà
    Nội.
    13. Võ Thị Thứ, Lã Thị Nga, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương,
    Nguyễn Liêu Ba (2003), “Nghiên cứu tạo chế phẩm BIOCHE và đánh
    giá tác dụng của chế phẩm đến môi trường nước nuôi tôm cá”, Tuyển
    tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 2003,
    119-122.
    14. Trần Linh Thước (2007), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước,
    th ực phẩm, mỹ phẩm, Nxb Giáo dục, Hà N ội.
    15. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Dương Văn Hợp, Vũ Thành Lâm
    (2007), “Nghiên cứu các thông số kỹ thuật sản xuất probiotic dạng lỏng
    và dạng bột dùng trong chăn nuôi”, Báo cáo khoa học năm 2007 – Phần
    th ức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, 204 – 214.
    TIẾNG ANH
    16. Abdulamir A. S., Yoke T. S., Nordin N. and Abu Bakar F. (2010),
    Detection and quantification of probiotic bacteria using optimized DNA
    extraction, traditional and real-time PCR methods in complex microbial
    communities, African Journal of Biotechnology 9: 1481-1492.
    17. Abidi R.(2003), Use of probiotic in larval rearing of new candidate
    species, Aquaculture Asia, 8(2): 15-16.
    18. Abraham T.J., Mondal S., Babu C.S. (2008), Effect of commercial
    aquaculture probiotic and fish gut antagonistic bacterial flora on the
    growth and disease resistance of ornamental fishes Carassius auratus and
    84
    Xiphophorus helleri, E.U. Journal of Fisheries & Aquatic Sciences 25(1):
    27–30.
    19. Atlas R.M. (2004), Handbook of Microbiological Media, Third edition,
    CRC Press, LLC.
    20. Austin B. and D. A. Austin (2007), Bacterial Fish Pathogens, Springer -Praxis Publishing Ltd, Chichester, UK.
    21. Bagheri T., Hedayati S.A., Yavari V., Alizade M., Farzanfar A. (2008),
    Growth, Survival and Gut Microbial Load of Rainbow Trout
    (Onchorhynchus mykiss) Fry Given Diet Supplemented with probiotic
    during the Two Months of First Feeding, Turkish Journal of Fisheries and
    Aquatic Sciences 8: 43 -48.
    22. Balcázar J.L., Blas I.d., Ruiz-Zarzuela I., Cunningham D., Vendrell D.,
    Muzquiz J.L.(2006), The role of probiotic in aquaculture, Vet. Microbiol,
    114: 173–186.
    23. Balcázar J.L., Vendrell D., Blas I.d., Ruiz-Zarzuela I., Muzquiz J.L.,
    Girones O. (2008), Characterization of probiotic properties of lactic acid
    bacteria isolated from intestinal microbiota of fish, Aquaculture 278: 188–
    191.
    24. Bergey's Manual of Systematic Bacteriology (1984), Williams & Wilkins,
    158-168.
    25. Bøgwald J., Castex M., Ringø M. (2010), The current status and future focus
    of probiotic and prebiotic applications for salmonids, Aquaculture, 302: 1–
    18.
    26. Brunt J. and Austin B. (2005), Use of a probiotic to control lactococcosis
    and streptococcosis in rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum),
    Journal of Fish Diseases, 28: 693–701.
    27. Buller (2004) N.B., Bacteria from Fish and Other Aquatic Animals, CABI
    Publishing, UK.
    28. Charalampopoulos D., Rastall R. A. (2009), Prebiotics and probiotic
    Science and Technology, Springer Science+Business Media, LLC, USA.
    29. Chen H. C., Lin C.W. and Chen M.J. (2006), The effects of freeze drying
    and rehydration on survival of microorganisms in kefir, Asian-Australasian Journal of Animal Sciences 19(1): 126-130.
    30. Cho S.S., Finocchiaro E. T. (2010), Handbook of prebiotics and probiotic
    ingredients, CRC Press, Taylor & Francis Group, USA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...