Tiến Sĩ Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Viêt Nam.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN .i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
    DANH MỤC BẢNG .vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ ix
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu .2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
    5. Kết cấu của luận án 4

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
    CÔNG NGHIỆP
    .6
    1.1. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp .6
    1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp .6
    1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp 6
    1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp .7
    1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế .10
    1.1.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp .17
    1.1.2.1. Quan niệm về rủi ro tài chính .17
    1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính 20
    1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính 27
    1.2. Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp 34
    1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro tài chính 34
    1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tài chính .34
    1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tài chính 35
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính 37
    1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới và bài
    học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam .43
    1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới .43
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam .46
    Tóm tắt chương 1 48

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ
    RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
    49
    2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .49
    2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính .49
    2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính . 49
    2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 51
    2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng 51
    2.2.2. Nghiên cứu mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới 51
    2.2.3. Thiết kế mô hình rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam .58
    Tóm tắt chương 2 .65

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
    CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
    66
    3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
    trên thị trường chứng khoán Việt Nam 66
    3.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam .66
    3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 69
    3.2. Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 81
    3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính .81
    3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính 83
    3.2.3. Tình hình nhận thức và sử dụng các công cụ quản trị rủi ro 92
    3.3. Đánh giá rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam .96
    3.3.1. Kết quả đạt được 97
    3.3.2. Một số hạn chế .100
    3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 104
    Tóm tắt chương 3 115

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
    CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
    116
    4.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp và quan điểm phòng ngừa, hạn chế
    rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 116
    4.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp đến năm 2020 .116
    4.1.2. Quan điểm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính .117
    4.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn
    chế rủi ro tài chính 120
    4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về rủi ro và năng lực quản trị rủi ro .121
    4.2.2. Giải pháp tác động vào các biến độc lập 125
    4.2.3. Ứng dụng mô hình ZcnViệt Namdự báo rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái
    Nguyên (TISCO) giai đoạn 2013 – 2015 130
    4.3. Giải pháp đối với nhà nước nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các
    doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 140
    4.3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với thông lệ quốc tế .141
    4.3.2. Tăng cường kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô .141
    4.3.3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán .142
    4.3.4. Phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch .143
    4.3.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp 144
    4.3.6. Đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh .145
    4.3.7. Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh 145
    Tóm tắt chương 4 .146
    KẾT LUẬN .147




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp công nghiệp đóng một vai trò quan trọng
    nhất là với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự ra đời và phát triển
    của các doanh nghiệp công nghiệp đã định hướng về tổ chức sản xuất, quản lý đồng thời tạo ra
    những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế
    quốc dân. Các doanh nghiệp công nghiệp cũng là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những
    nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến
    31/12/2011, doanh nghiệp công nghiệp chiếm 17,30% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước
    và sử dụng 48,34% số lao động của xã hội. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
    chung mười năm 2002 – 2011 của toàn ngành công nghiệp là 15,1%, trong đó, giai đoạn 2002 –
    2006 tăng 16,4%, giai đoạn 2007 – 2011 là 13,7 % .
    Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là diễn
    biến bất thường của giá dầu và lương thực và cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, lan
    rộng ra phạm vi toàn cầu làm kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Trước sự suy thoái của nền kinh
    tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không
    ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn, lạm phát gia tăng làm ảnh hưởng đến sản
    xuất của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng dẫn tới tăng
    trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm.
    Giai đoạn 2011 - 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, lạm phát tăng cao, triển vọng
    tăng trưởng kinh tế kém lạc quan khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến phức tạp.
    Trong những diễn biến phức tạp của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp công
    nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa là người gánh chịu hậu
    quả. Là nguyên nhân bởi sự yếu kém trong chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính, là người
    chịu hậu quả do hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, tài chính suy giảm, kinh doanh thua
    lỗ dẫn tới mất khả năng thanh toán, phá sản.
    Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và môi trường quốc tế đầy
    biến động, các doanh nghiệp công nghiệp gặp không ít rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính. Dù
    không được mong đợi, nhưng rủi ro tài chính vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư tài
    chính hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể
    gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh
    kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, trong hoạt động của mình, một điều hết sức quan trọng mà mọi
    doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng cần phải luôn quan tâm, đó là
    quản trị rủi ro tài chính. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp công nghiệp giảm thiểu
    những thiệt hại mà rủi ro tài chính có thể gây ra.

    Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, rủi ro tài chính và
    quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các
    nhà nghiên cứu (Glaum, 2000). Bởi lẽ, rủi ro tài chính có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của
    doanh nghiệp (Triantis, 2000). Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào nhận dạng và quản trị hiệu
    quả rủi ro tài chính. Almus (2004), Wildemann (2005)nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn
    đến phá sản, trong đó nguyên nhân chính yếu là doanh nghiệp không có khả năng nhận diện
    rủi ro. Tương tự, Wesel (2010) cho rằng doanh nghiệp muốn tránh không rơi vào mất khả
    năng thanh toán và phá sản phải chủ động nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của rủi
    ro thông qua nghiên cứu báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
    báo cáo lưu chuyển tiền tệ) và các thông tin khác có liên quan [60].
    Nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính trên thế giới khá nhiều, tiếp cận dưới nhiều
    góc độ khác nhau. Các tổ chức tài chính thường sử dụng phương pháp “chuyên gia” để nhận
    diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Sommerville & Taffer (1995)cho rằng các
    tổ chức tài chính đã không sử dụng phương pháp chuyên gia một cách thường xuyên, mà
    hướng tới những phương pháp có cơ sở khách quan hơn. Chẳng hạn, việc ứng dụng các mô
    hình định lượng để đo lường và nhận diện rủi ro của doanh nghiệp như mô hình Z, mô hình
    Bathory, mô hình Loga [54], [60], [61], [66], [77]. Mặc dù, các mô hình này đã được sử
    dụng rộng rãi trên thế giới nhưng khi áp dụng tại Việt Nam cần có sự nghiên cứu điều chỉnh
    phù hợp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
    doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống.
    Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thay đổi, rủi ro tài chính của doanh nghiệp là một vấn
    đề cần được quan tâm. Do đó một trong những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tài
    chính là cần được trang bị kỹ năng thực tiễn chuyên sâu về quản trị rủi ro tài chính trong doanh
    nghiệp, bao gồm các vấn đề về nhận diện và đánh giá rủi ro, các công cụ quản trị rủi ro, phân
    tích và dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để góp phần nhận diện, phân tích và đánh giá,
    tạo cơ sở khoa học, khách quan để đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho
    các doanh nghiệp công nghiệp, đề tài luận án: “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh
    nghiệp công nghiệp Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    * Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị
    rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.
    * Nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới từ đó đề xuất xây dựng
    mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp
    Việt Nam.
    * Nhận diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công
    nghiệp Việt Nam.

    * Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp
    công nghiệp Việt Nam.
    - Đối với các doanh nghiệp công nghiệp : (i) nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về
    rủi ro tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp; (ii) nhóm giải pháp tác động vào các biến
    độc lập; và (iii) ứng dụng mô hình dự báo rủi ro tài chính cho một doanh nghiệp công nghiệp
    niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên).
    - Đối với Nhà nước: (i) hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với
    thông lệ quốc tế; (ii) tăng cường kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) tái
    cấu trúc thị trường chứng khoán; (iv) phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch;
    (v) tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp; (vi) đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp sản phẩm,
    đặc biệt là sản phẩm tài chính phái sinh
    Để đạt được mục tiêu trên, cần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
    * Doanh nghiệp công nghiệp và rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh
    nghiệp công nghiệp nói riêng ?
    * Hệ thống chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
    doanh nghiệp công nghiệp nói riêng ?
    * Hiện trạng rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh
    nghiệp công nghiệp niêm yết nói riêng ?
    * Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp nói chung và doanh
    nghiệp công nghiệp là gì ?
    * Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và
    doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng ?

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp, áp dụng cho đối
    tượng cụ thể là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (105 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết
    trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Ngoài ra, luận án cũng tập trung nghiên cứu rủi ro tài
    chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) giai đoạn 2008 – 2012, đồng thời
    dựa trên mô hình đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, tiến hành
    dự báo rủi ro tài chính cho TISCO giai đoạn 2013 – 2015.
    Phạm vi nghiên cứu
    * Nghiên cứu rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết. Tập trung nhận
    diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của 105 doanh nghiệp công nghiệp niêm
    yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hà Nội - HNX và
    Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh - HOSE).
    * Nghiên cứu điển hình: Nhận diện (xác định), phân tích và dự báo rủi ro tài chính cho một
    doanh nghiệp công nghiệp niêm yết (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, TISCO – Tổng
    công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần, VNS).
    * Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến năm 2011.

    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
    Ý nghĩa khoa học của luận án:
    (1) Kết quả nghiên cứu của luận án giúp hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài
    chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp cho khoa học quản trị
    rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp nói riêng của Việt Nam
    một công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
    (2) Thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh
    nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các mô
    hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới;
    Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
    (3) Luận án xây dựng được mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính
    của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện Việt Nam (ZcnViệt Nam). Mô hình ZcnViệt namđược
    xây dựng là có căn cứ khoa học, giá trị ứng dụng thực tiễn cao và phù hợp với xu thế trên thế giới;
    (4) Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp
    công nghiệp Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính (kết quả phỏng vấn và nghiên
    cứu tại bàn) và nghiên cứu định lượng (thông qua mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
    rủi ro tài chính);
    (5) Nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO):
    nhận diện, đánh giá rủi ro tài chính giai đoạn 2008 – 2012 và ứng dụng mô hình ZcnViệt Namdự báo
    rủi ro tài chính giai đoạn 2013- 2015.
    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
    Nội dung luận án được kết cấu bao gồm: mở đầu, bốn chương chính, kết luận, danh mục
    tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó:
    Lời mở đầu: Nêu lý do, sự cần thiết của đề tài cũng như đối tượng và phạm vi nghiên
    cứu của đề tài.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp. Tập
    trung hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh
    nghiệp công nghiệp. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới và
    bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế mô hình đánh giá rủi ro tài chính
    cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu
    được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó,
    tập trung nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới, tạo tiền đề khoa học,
    khách quan để thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh
    nghiệp công nghiệp Việt Nam.
    Chương 3: Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 1 và 2, trong chương 3 luận án trình bày kết quả nhận
    diện rủi ro và kết quả chạy mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính tại các
    doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (ZcnViệt Nam). Trên cơ
    sở đó đánh giá về rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

    Chương 4: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp
    công nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu những định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp và
    quan điểm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
    Dựa trên kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở chương 3, luận án đề xuất một số giải pháp
    phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam bao gồm các
    giải pháp đối với nhà nước và khuyến nghị đối với doanh nghiệp công nghiệp.
    Kết luận:Tổng kết các kết quả đã thực hiện được của luận án, các định hướng cho các
    nghiên cứu tiếp theo về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và
    doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...