Tiến Sĩ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Tổng quan về vảy nến . 3
    1.1.1. Lịch sử bệnh vảy nến 3
    1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học . 3
    1.1.3. Sinh bệnh học . 4
    1.1.4. Đặc điểm lâm sàng 8
    1.1.5. Hình ảnh mô học trong vảy nến . 11
    1.1.6. Xét nghiệm trong bệnh vảy nến . 12
    1.1.7. Đánh giá mức độ nặng của vảy nến 12
    1.1.8. Chẩn đoán vảy nến 16
    1.1.9. Điều trị vảy nến 17
    1.2. Vảy nến và lipid máu 24
    1.2.1. Sơ lược về các thành phần lipid máu 24
    1.2.2. Rối loạn lipid máu . 26
    1.2.3. Một số nghiên cứu về nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến . 27
    1.3. Vai trò của nhóm statin trong da liễu . 34
    1.3.1. Đại cương về nhóm statin . 34
    1.3.2. Ứng dụng statin trong da liễu . 38
    1.3.3. Một số nghiên cứu sử dụng statin trong điều trị vảy nến 39

    Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 41
    2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán . 41
    2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 41
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 42
    2.2. Vật liệu nghiên cứu . 43
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 43
    2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 44
    2.3.3. Điều trị và theo dõi điều trị trong thử nghiệm lâm sàng 48
    2.3. Xử lý số liệu 51
    2.4. Vấn đề y đức . 51
    2.5. Một số hạn chế của đề tài . 51
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 52
    3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến 52
    3.1.1. Một số yếu tố liên quan 52
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 59
    3.2. Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến 64
    3.2.1. Một số đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu . 64
    3.2.2. Kết quả lipid máu của nhóm vảy nến . 65
    3.2.3. So sánh kết quả lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu . 68
    3.3. Hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin . 70
    3.3.1. Một số đặc điểm chung của 2 nhóm điều trị 70
    3.3.2. Kết quả điều trị theo PASI 71
    3.3.3. Kết quả điều trị theo IGA 76
    3.3.4. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị . 77
    3.3.5. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu ban đầu và tỷ lệ PASI-75 sau
    8 tuần điều trị . 79
    3.3.6. Khảo sát tác dụng phụ của simvastatin và Daivobet
    80
    Chương 4: BÀN LUẬN 81
    4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến 81
    4.1.1. Một số yếu tố liên quan 81
    4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 89
    4.2. Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến 92
    4.2.1. Kết quả lipid máu của nhóm vảy nến . 93
    4.2.2. So sánh kết quả lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu . 96
    4.3. Hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin . 105
    4.3.1. Đáp ứng lâm sàng 106
    4.3.2. Chỉ số lipid máu trước và sau điều trị 112
    4.3.3. Tác dụng phụ 114
    KẾT LUẬN . 116
    KIẾN NGHỊ 118
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch rất hay gặp
    ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới [1],[2]. Bệnh gây tổn
    thương ở da, móng, khớp và một số cơ quan nội tạng, tác động xấu đến chất
    lượng cuộc sống bệnh nhân và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc
    hiệu [1],[3]. Trước đây, bệnh vảy nến chỉ được xem là một tình trạng viêm da
    nhưng hiện nay được biết như là một bệnh viêm có tính hệ thống, giống như
    viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn [2],[4]. Với những bằng chứng mới ủng
    hộ cơ chế viêm trong xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, nhiều nghiên
    cứu giả thuyết rằng quá trình viêm hệ thống có thể là một trong những cơ chế
    liên kết các bệnh viêm mạn tính với xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch
    [5],[6]. Vì vậy gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa vảy
    nến và bệnh tim mạch, theo đó vảy nến là yếu tố nguy cơ độc lập của nhồi
    máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại biên
    và tử vong do bệnh tim mạch [2],[4].
    Trong khi đó, rối loạn lipid máu có vai trò rất quan trọng trong quá trình
    xơ vữa động mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính yếu
    [7]. Đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân vảy nến cho thấy sự biến đổi nồng
    độ các lipid gây xơ vữa như tăng triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-C
    (low-density lipoprotein cholesterol), VLDL-C (very-low-density lipoprotein



    cholesterol), và giảm nồng độ HDL-C (high-density lipoprotein cholesterol). Tỷ
    lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến thay đổi với biên độ dao động rộng
    giữa các nghiên cứu (từ 6,4-50,9%) trên khắp thế giới [4],[8],[9]. Tuy các báo
    cáo về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến xuất hiện từ lâu và có nhiều trên y
    văn nhưng cho kết quả không thống nhất, thay đổi theo từng vùng, từng thiết kế
    nghiên cứu. Ngoài ra, người ta vẫn chưa xác định được mối quan hệ nguyên
    nhân - kết quả giữa vảy nến và rối loạn lipid máu. Điều đó cho thấy lĩnh vực này
    vẫn còn mới mẻ và cần được làm sáng tỏ nhiều hơn nữa.
    Nhóm statin, trong đó có simvastatin, là loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu qua cơ chế giảm tổng hợp cholesterol tại gan bằng cách ức chế 3hydroxy-3-3methylglutaryl
    coenzyme A (HMG-CoA). Các hướng dẫn về điều trị tăng cholesterol của Hoa Kỳ tán thành
    việc sử dụng statin là lựa chọn đầu tiên để hạ lipid máu và kết luận rằng:
    “điều trị bằng statin giảm nguy cơ biểu hiện lâm sàng của quá trình xơ vữa động
    mạch; thuốc dễ sử dụng, bệnh nhân chấp nhận tốt, ít tương tác với thuốc khác, và tính an toàn cao” [10],[11].
    Ngoài tác dụng hạ lipid máu, statin còn điều hòa miễn dịch, kháng viêm, có
    ích trong xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành [12],[13],[14]. Từ đặc tính
    nói trên, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng loại thuốc này điều trị một số
    bệnh tự miễn và cho thấy có hiệu quả cao trong bệnh đa xơ hóa, viêm khớp
    dạng thấp, lupus đỏ hệ thống [15],[16], cũng như các bệnh da viêm mạn tính
    [17],[18],[19]. Dựa vào cơ chế bệnh sinh của vảy nến, statin có thể có ích
    trong điều trị bệnh lý này thông qua những tác động điều hòa miễn dịch,
    kháng viêm. Nghĩa là, sử dụng statin điều trị vảy nến với hai tác dụng: kháng
    viêm và hạ lipid máu. Trên y văn, chúng tôi thấy một số báo cáo về sử dụng
    statin trong điều trị vảy nến với kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những
    nghiên cứu nói trên chỉ có số lượng mẫu hạn chế và không theo dõi nồng độ
    lipid máu trong quá trình điều trị [20],[21],[22],[23].
    Theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo nghiên
    cứu với số lượng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vảy
    nến cũng như chưa có thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của statin trong
    điều trị bệnh vảy nến.
    Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở
    bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh
    vảy nến thông thường” với những mục tiêu sau:
    1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trên bệnh vảy
    nến tại bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh.
    2. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan trên bệnh vảy nến.
    3. Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến
    thông thường.
     
Đang tải...