Chuyên Đề Nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề

    Mất răng, ngoài ảnh hưởng đến chức năng nhai, còn ảnh hưởng đến các chức năng khác như nói, nuốt, thẩm mỹ, giao tiếp xã giao . Mất răng không những chỉ có nghĩa là mất các chức năng của răng bị mất mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và toàn bộ hệ thống nhai. Khi có mất răng, cần phục hình răng mất càng sớm càng tốt để trả lại chức năng, ngăn chặn sự xô lệch của các răng còn lại.
    Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hình, trong đó phục hình răng bằng cầu răng cổ điển; đây là loại cầu răng được làm bằng kim loại hoặc khung kim loại, được phủ bên ngoài bằng sứ hoặc nhựa và gắn với các răng trụ ở hai đầu khoảng mất răng. Cầu cổ điển có những ưu điểm về phục hồi chức năng ăn nhai, giải phẫu, thẩm mỹ và giá thành, do đó được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
    Trong phục hình bằng cầu cổ điển, quan trọng nhất là phải tính được lực dự trữ của răng trụ. Lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng chân răng, tỷ lệ thân/chân, diện tích màng nha chu . Các thông số giải phẫu này có sự khác biệt theo từng cá thể, tuổi, giới và chủng tộc, nhưng người ta vẫn có thể dựa vào đó để ước lượng một cách gián tiếp về lực dự trữ của răng trụ. И.М. Оксман đã đưa ra bảng hệ số chịu lực của răng, Ante đưa ra bảng diện tích bề mặt chân răng hiệu quả. Cho đến nay, các bảng tính này vẫn được các nha sỹ Việt Nam sử dụng để tính lực dự trữ của răng trụ trong thiết kế cầu răng. Ở nước ngoài, vào năm 1985, Lasilla và cộng sự đã bắt đầu sử dụng máy đo lực điện tử (động lực hàm kế) để đo lực chịu (lực cắn) của răng để áp dụng trong phục hình răng mất. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về cầu răng nhưng còn Ýt nghiên cứu về lực chịu và lực dự trữ của răng. Nghiên cứu về lực chịu sẽ cho biết số đo lực chịu của cung răng và từng răng; đây là một giá trị sinh học quan trọng phản ánh sức khỏe của hệ thống nhai, trong đó có răng và nha chu. Khi đo lực chịu của răng, chúng ta sẽ đánh giá được một cách tương đối chính xác lực dự trữ của răng. Việc xác định được lực dự trữ của răng trụ là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của phục hình bằng cầu cổ điển. Mặt khác, các điều tra ở trong nước trong những năm 1990 cho thấy tỷ lệ mất răng trong cộng đồng là rất lớn, trong khi đã tỷ lệ đã được phục hình còn rất thấp. Để thấy được tỷ lệ mất răng và nhu cầu phục hình trong cộng đồng ở giai đoạn hiện tại, cần có thêm điều tra về những mặt này.
    Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển" với 3 mục tiêu:
    1. Mô tả tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng ở một số cán bộ công nhân viên ở Hà Nội.
    2. Xác định lực chịu của các răng và cách tính lực dự trữ của răng trụ trong thiết kế cầu răng.
    3. Đánh giá hiệu quả phục hình mất răng lẻ tẻ có chỉ định bằng cầu cổ điển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...