Thạc Sĩ Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO

    Mục lục
    Phần 1 - Mở đầu .4
    1.1. Lý do chọn đề tài .4
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu .5
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    1.4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .5
    1.4.1. ýnghĩa lý luận 5
    1.4.2. ýnghĩa thực tiễn .6
    Phần 2 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu .7
    2.1. Tình hình nghiên cứu ở khu vực .7
    2.2. Nghiên cứu trong nước .8
    2.3. Những hạn chế trong thống kê khai thác thủy sản 10
    2.3.1. Hạn chế chung của hệthống thống kêthủy sản 10
    2.3.2. Hạn chế trong thống kê khai thácthủy sản 11
    Phần 3 - cơ sở lý thuyết vàphương pháp nghiên cứu .14
    3.1. Cơ sở lý thuyết lựa chọn nội dung nghiên cứu .14
    3.1.1. Lựa chọn phương pháp thu thập số liệu .14
    3.1.2. Những ưu điểm của phương pháp điều tra chọn mẫu 16
    3.2. Các cách lựa chọn mẫu điều tra 17
    3.2.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản .18
    3.2.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệthống .18
    3.2.3. Chọn mẫu phânnhóm 19
    3.2.4. Chọn mẫu cả khối 19
    3.2.5. Chọn mẫu nhiều cấp .20
    3.2.6. Sai số trong điều tra chọn mẫu .21
    3.3. Phương pháp nghiên cứu .21
    Phần 4 - Nội dung vàkết quả nghiên cứu 23
    4.1. Hiện trạng thu thập số liệu thống kê khaithác thủy sản
    ở Việt Nam .23
    4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thống kêkhai thác thủy sản tại cơ quan
    thống kêngành .24
    4.1.1.1. Chỉ tiêu thống kê khai thác thủy sản .24
    4.1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thống kê khai thác thủy sản .25
    a. Thu thập số liệu thường xuyên 25
    b. Điều tra định kỳ hằngnăm .29
    4.1.1.3. Đánh giá phương pháp thu thập số liệu khaithác thủy sản hiện tại
    32
    a. Chỉ tiêu và biểu mẫu thống kê 32
    2
    b. Phương pháp thu thập số liệu .33
    4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu trong khai thác thủy
    sản của FAO 34
    4.2.1. Công thức ước tính sản lượng thủy sản khai thác 35
    4.2.2. Điều tra thu thập số liệu để ước tính sản lượng khai thác 37
    4.2.2.1. Điềutra cơbản 38
    4.2.2.2. Điều tra tại bến cá (điểm lên cá của tàu) .39
    4.2.2.3. Điều tra hoạt độngtàu 42
    4.2.2.4. Điều tra ngày hoạt động tàu 45
    4.2.3. Nhận xét .46
    4.3. áp dụng Phương pháp thu thập sốliệu của FAO trong
    khuôn khổ Dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam
    giai đoạn II (ALMRV II – Assessment of Living Marine Resources of Viet
    Nam)” do Danida tài trợ 46
    4.3.1. Thông tin tóm tắt về Dự án ALMRV II .46
    4.3.2. Phương pháp áp dụng để thu thập số liệu 48
    4.3.3. Đánh giá kết quả áp dụng phương pháp thu mẫu của FAO trong
    khuôn khổ Dự án 49
    4.3.3.1. Những ưu điểm 50
    4.3.3.2. Những tồn tại, hạn chế 50
    4.4. xây dựng quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác
    thủy sản trên cơ sở phương pháp điều tra chọn mẫu của FAO
    .54
    4.4.1. Yêu cầu nội dung thu thập sốliệu thống kê khai thác thủy sản 54
    4.4.1.1. Xác định đối tượng và mục đích của thông kê khai thác thủy sản54
    4.4.1.2. Xác định loại số liệu và thông tin cần có .55
    4.4.1.3. Biểu mẫu chỉ tiêu thống kê khai thác thủy sản 55
    4.4.2. Thiết lập quy trình thực hiện thu thập số liệu thống kê .56
    4.4.2.1. Bước 1 : Điều tra số liệu tàu thuyền khai thác thủy sản .57
    4.4.2.2. Bước 2 : Lựa chọn địa điểm và đối tượng điều tra (lựa chọn mẫu)
    58
    4.4.2.3. Bước 3 : Lập kế hoạch thực hiện điều tra mẫu .59
    4.4.2.4. Bước 4- Tiến hành thu thập sốliệu .65
    4.4.2.5. Bước 5 - Ước tính sản lượng thủy sản khai thác 67
    4.5. kết quả áp dụng thử nghiệm quy trình thu thập số liệu
    tại huyện Vân đồn (Quảng Ninh) .72
    4.5.1. Thông tin tóm tắt vềđịa điểm nghiên cứu .72
    4.5.1.1. Một số thông tin về khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ninh .72
    4.5.1.2. Một số thông tin về huyện Vân Đồn 73
    3
    4.5.2. Thực hiện quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác thủy sản tại
    huyện Vân Đồn 75
    4.5.2.1. Chuẩn bịđiều tra .75
    4.5.2.2. Tiến hành điều tra .80
    4.5.2.3. Kết quả điều tra mẫu .81
    Phần 5 - kết luận vàthảo luận 86
    5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu 86
    5.1.1. Về quy trình thu thập số liệu thống kêkhai thác thủy sản .86
    5.1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu 86
    5.1.1.2. Kết quả thu thập sốliệu 87
    5.1.1.3. Nguồn lực thựchiện quytrình .88
    5.1.2. Quy trình xây dựng đã giải quyết được những vấn đề tồn tại trong
    thu thập số liệu thống kê khai thácthủy sản 89
    5.1.2.1. Đưa ra được quy trình thu thập dựa trên cơ sở khoa học .90
    5.1.2.2. Nội dung số liệu đầy đủ, chi tiết phản ánh được thực trạng hoạt
    động khai thácthủy sản 90
    5.1.2.3. Phương pháp tổ chức thực hiện thu mẫu đã được hoàn thiện .91
    5.1.2.4. Chu kỳ thu thập số liệu điều tra phù hợp với công tác quản lý .91
    5.1.2.5. Khắc phục được hạn chế về nguồn nhân lực thu mẫu .92
    5.2. kết luận và đề xuất 92
    5.2.1. Kết luận 92
    5.2.1.1. Về công tác thốngkê khai thác thủy sản .92
    5.2.1.2. Về phương pháp thu thập số liệu .93
    5.2.1.3. Kết quả áp dụng quy trình thu thập số liệu khai thác thủy sản .93
    5.2.2. Đề xuất .95
    5.2.2.1. Về công tác quản lý hoạt độngthống kê 95
    5.2.2.2. Về tổ chức thu thập số liệu thống kê khai thác thủy sản .96
    5.2.2.3. Về nguồn lực thực hiệnthu thập số liệu thống kê 96
    tài liệu tham khảo 98
    Phụ lục1 .99
    Kết quả tổng hợp số liệu sản lượng khai thác thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, Quảng
    Ninh .99
    a. Bảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề chài chụp kết hợp
    ánh sáng 99
    b. Bảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề lưới rê .99
    c. Bảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề ven bờ .100
    Phụ lục 2 .101
    Một số mẫu phiếu điều tra tại điểm lên cá tại huyện Vân Đồn (tháng 3, 4,
    5/năm 2005) .101
    4
    Phần 1 - Mở đầu
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Trong hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những
    bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở thành ngành
    kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự tăng trưởng của
    ngành thuỷ sản, thống kê thủy sản đã có những đóng góp quan trọng nhằm
    cung cấp thông tin thống kê cho các cơquan quản lý và lập kế hoạch ở các
    cấp. Số liệu thông tin thống kê thủy sản là những căn cứ đầu vào không thể
    thiếu của quá trình hình thành các quyết định quản lý và lập kế hoạch phát
    triển thủy sản bền vững.
    Tuy nhiên, hoạt động thống kê hiện tại về năng lực sản xuất thủy sản,
    nhất là thống kê sản lượng khai thác thủy sản, lại chưa theo kịp và đáp ứng
    đầy đủ nhu cầu của hoạt động điều hànhvà quản lý phát triển nghề cá bền
    vững. Đặc biệt khi muốn đưa thủy sản thành một nghề có quản lý thì lại rất
    thiếu thông tin số liệu, trong đó có số liệu thống kê về sản lượng khai thác
    thủy sản.
    Nghề khai thác thủy sản, có những đặc thù riêng là hoạt động trên quy
    mô nhỏ, phân tán dọc theo bờ biển, tàu thuyền đa dạng kiêm nghề nhiều,
    thành phần sản lượng khai thác gồm nhiều loài thủy sản. Ngoài các cảng cá
    lớn được đầu tưxây dựng, còn quá nhiều bến cá nhỏ. Việc thống kê sản
    lượng khai thác thủy sản thường gặp nhiều khó khăn.
    Vì vậy, việc xác dịnh phương pháp và hình thành quy trình thu thập số
    liệu thống kê khai thác hải sản phù hợpvới điều kiện thực tiễn hoạt động
    nghề cá ở Việt Nam là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
    tác thống kê ngành, cải thiện chất lượng, độ tin cậy, tính kịp thời của số liệu
    5
    thống kê khai thác thủy sản, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành thủy sản theo
    hướng bền vững và tiến tới hội nhập.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực này, đề tài luận văn
    nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác thủy sản áp dụng đối
    với nghề khai thác thủy sản trên cơ sở phương pháp điều tra mẫu của Tổ chức
    Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO).
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp điều tra mẫu trong khai thác hải sản do FAO
    xây dựng, nghiên cứu đưa ra quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác
    thủy sản để tính toán sản lượng khai thác, áp dụng trong điều kiện nghề cá
    nước ta, góp phần cải thiện chất lượng hoạt động thống kêthủy sản phục vụ
    yêu cầu quản lý, lập kế hoạch của ngành về khai thác thủy sản.
    1.3. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là nghề khai thác hải sản
    Địa điểm nghiên cứu : Quảng Ninh là một tỉnh có nghề cá phát triển,
    nhất là khai thác thủy sản, của các tỉnh ven biển phía Bắc. Huyện Vân Đồn là
    huyện nghề cá trọng điểm của tỉnh. Do vậy, đề tài lựa chọn huyện Vân Đồn
    (Quảng Ninh) để triển khai ápdụng thử nghiệm quy trình được xây dựng
    trong phạm vi đề tài, từ đó đánh giá kết quả để nhân rộng trong toàn ngành.
    1.4. ý nghĩa lý luận vàthực tiễn của đề tài
    1.4.1. ýnghĩa lý luận
    Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và kiểm nghiệm thực tế tại địa
    phương, trên cơ sở lý thuyết phương pháp điều tra mẫu trong khai thác hải
    sản của FAO, đề tài đưa ra quy trình, phương pháp tiến hành thu thập số liệu
    6
    thống kê khai thác thủy sản có thể áp dụng trong điều kiện thực tiễn nghề cá
    nước ta.
    1.4.2. ýnghĩa thực tiễn
    Quy trình, phương pháp thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản
    trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cải thiện chất lượng, độ
    tin cậy và tính kịp thời của số liệu thống kê nghề cá, nâng cao hiệu quả hoạt
    động của hệ thống thống kê thủy sản đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển
    bền vững của ngành thủy sản.
    7
    Phần 2 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    2.1. Tình hình nghiên cứu ở khu vực
    Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đang bắt đầu quá trình phát
    triển và quản lý nghề cá bền vững trên cơ sở các chính sách và chương trình
    đổi mới. Do vậy, thông tin thống kê thủy sản, trong đó có thông tin thống kê
    khai thác hải sản, có tầm quan trọng nhưlà đầu vào thiết yếu cho quản lý và
    phát triển nghề cá.
    Đối với thống kê khai tháchải sản, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều
    nước trong khu vực, nhiều cơ quan, tổ chức nghề cá quốc tế và khu vực đã có
    nhiều nỗ lực để thu thập và duy trì các số liệu thống kê khai thác thủy sản
    nhằm tiến tới hình thành một hệ thống dữ liệu nghề cá biển đầy đủ, sát thực
    và kịp thời. Nhiều nước trong khu vực đã có hệ thống thống kê thu thập số
    liệu khai thác. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có tổng kết thành phương
    pháp luận áp dụng cho thống kê khai thác thủy sản.
    Đối với các nước phát triển, nghề khai thác ở quy mô công nghiệp, tàu
    thuyền lớn, hạ tầng cơ cở nghề cá phát triển (bến cá, cảng cávà chợ đấu giá),
    nên việc thống kê dựa trên sổ nhật ký khai thác được áp dụng phổ biến và có
    hiệu quả. Ngoài ra, sản lượng thủy sản khai thác của các tàu cá đều tập trung
    về các cảng cá, chợ đấu giá và số liệu được tổng hợp hằng ngày. Mặt khác,
    sản lượng khai thác hằng năm cho phép (Tổng sản lượng khai thác cho phép
    – TAC – Total Allowable Catch) được xác định dựa trên cơ sở đánh giá
    nguồn lợi đầy đủ và thường xuyên. Số lượng tàu thuyền được khống chế ở
    mức nhất định. Sản lượng khai thác có thể kiểm soát thông qua chợ bán đáu
    giá ngay tại các điểm lên cá. Vìvậy, số liệu thống kê sản lượng thủy sản khai
    thác tương đối tin cậy và có chất lượng.


    tài liệu tham khảo
    1. Các báo cáo Hội thảo quốc gia về thống kê thủy sản ở Việt Nam, 15 -
    17/10/2003, Hà Nội
    2. Các báo cáo tổng kết năm từ 2001 - 2005 của ngành thủy sản, Bộ Thủy
    sản, Hà Nội.
    3. Các báo cáo năm 2003, 2004, 2005 của Sở Thủy sản Quảng Ninh và
    huyện Vân Đồn
    4. Các báo cáo kết quả của Dự án “Đào tạo về quản lý thông tin thống kê
    thủy sản”, TCP/VIE/2907 (T), FAO - Trung tâm Tin học, 2005
    5. Các báo cáo của Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm củng
    cố và tăng cường năng lực thông tin thống kê thủy sản đáp ứng yêu cầu
    phát triển bền vững của ngành thủy sản", Trung tâm Tin học, 2004
    6. C. Stamatopoulos. Sample-based fishery surveys (Các điều tra thủy sản
    dựa trên mẫu điều tra) , FAO Fisheries Technical Paper 425, 2002, Rôm
    7. Claude Nédélec và J. Prado, Definition and classification of fishing gear
    categories (Định nghĩa và phân loại ngưcụ khai thác),FAO, 1990, Rôm
    8. Per Johan Sparre, Manual on sample-based data collection for fisheries
    assessment (Tài liệu về thu thập số liệu mẫu để đánh giá thủy sản),
    FAO, 2000, Rô-ma.
    9. Phân tích số liệu điều tra 2000 - 2001 và một số khuyến nghị về
    chương trình điều tra biển, Viện Nghiên cứu hải sản và Dự án Đánh
    giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, tháng 5/2002, Hải Phòng
    10. Theo Visser. Collecting fishery statistics for inland and coastal
    fisheries (Thu thập thống kê thủy sản đối với thủy sản nội địa và thủy
    sản ven bờ), SEAFDEC, 2003, Băng Cốc.
    11. Tô Phi Phượng. Giáo trình lý thuyết thống kê. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1998
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...