Luận Văn Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt nêm từ nấm rơm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay, người phụ nữ ngoài việc nội trợ còn phải làm việc ngoài xã hội. Do vậy, quỹ thời gian dành cho việc nội trợ đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Hiểu được điều này, xu hướng mới hiện nay trong các nhà sản xuất thực phẩm là sản xuất ra các loại thực phẩm tiện lợi như: thực phẩm đóng hộp, thức uống đóng chai, thịt nguội chế biến sẵn Bên cạnh đó, gia vị cũng đóng một vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm, đã và đang được các nhà sản xuất thực phẩm quan tâm đầu tư sản xuất. Điển hình trên thị trường là các loại bột ngọt, bột canh, muối tiêu, muối ớt, tiêu sọ, tiêu xay và một sản phẩm mới xuất hiện trong những năm gần đây đã được người tiêu dùng rất quan tâm đó là hạt nêm. Hạt nêm là một sản phẩm được tổng hợp từ nhiều loại gia vị khác nhau như muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành và hương vị chiết từ động vật như xương heo, thịt gà, tôm.
    Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm hạt nêm hiện nay đều chỉ bổ sung nguồn đạm từ động vật. Trong khi ấy nguồn đạm từ thực vật cũng rất phong phú và có chất lượng tương đương, và nấm rơm là một điển hình trong số ấy. Vậy tại sao chúng ta không thử sản xuất hạt nêm từ nguồn nguyên liệu là thực vật để tận dụng nguồn đạm thực vật đa dạng này.
    Từ các suy nghĩ trên, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt nêm từ nấm rơm” để đa dạng hóa sản phẩm hạt nêm, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng của nấm rơm.
    II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
    Nghiên cứu bổ sung dịch nấm vào thành phần nguyên liệu để sản xuất hạt nêm nấm có mùi, vị nấm đặc trưng, cũng như cấu trúc hạt, màu sắc, vị hài hòa và được người tiêu dùng yêu thích. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế của nấm rơm, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm mới trên thị trường. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    - Khảo sát quá trình xử lý nguyên liệu để thu được dịch nấm rơm.
    - Khảo sát hàm lượng dịch nấm rơm cho vào.
    - Khảo sát hàm lượng các loại phụ gia: dầu ăn, protein đậu nành, tinh bột bắp và hàm lượng các loại gia vị.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...