Luận Văn Nghiên cứu quy trình phân tích hàm lượng Carbaryl, Dimethoate và VIT C trong dưa leo với thiết bị HP

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật: [16]
    Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng để trừ sinh vật gây hại, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
    Tên thuốc: do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với hãng khác.
    Hoạt chất: là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
    Các chất phụ gia: giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
    Tính độc: biểu thị bằng LD50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD50 càng nhỏ thì độ độc càng cao.
    Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật được phân loại theo tính độc như sau:
    + Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
    + Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
    + Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
    + Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
    Dưới đây là bảng phân loại các loại thuốc theo độ độc thông qua các chỉ số LD50 qua da, qua miệng và LC50 qua hô hấp:[7]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...