Luận Văn Nghiên cứu quy trình phân tích Carbaryl, Dimethoate va Vitamin c trong dưa leo

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    

    1.1. Thuốc bảo vệ thực vật:
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật: [16]
    Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng để trừ sinh vật gây hại, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
    Tên thuốc: do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với hãng khác.
    Hoạt chất: là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
    Các chất phụ gia: giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
    Tính độc: biểu thị bằng LD50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD50 càng nhỏ thì độ độc càng cao.
    Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật được phân loại theo tính độc như sau:
    + Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
    + Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
    + Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
    + Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
    Dưới đây là bảng phân loại các loại thuốc theo độ độc thông qua các chỉ số LD50 qua da, qua miệng và LC50 qua hô hấp:[7]

    Bảng 1.1: Bảng phân loại các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
    Nhóm I
    (Danger) Nhóm II
    (Warning) Nhóm III
    (Caution) Nhóm IV
    (Caution)
    LD50 qua miệng < 50mg/kg 50 - 500 mg/kg 500 - 5000 mg/kg >5000 mg/kg
    LD50 qua da <200 mg/kg 200 – 2000 mg/kg 2000 – 5000 mg/kg >5000 mg/kg
    LC50 qua hô hấp <0.05 mg/L 0.05 – 0.5 mg/L 0.5 – 2 mg/L >2 mg/L

    Dạng thuốc: các dạng thuốc phổ biến hiện nay là: nhũ dầu, huyền phù, bột hòa nước, dạng bã, dung dịch, dạng bột thấm nước hay dạng hạt
    1.1.2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: [16]
    Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
    Thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng:
    - Đúng thuốc: Chọn thuốc thích hợp đối với từng đối tượng gây hại.
    - Đúng lúc: Chọn thời điểm phun để phòng trừ dịch hại hiệu quả với lượng thuốc sử dụng ít nhất.
    - Đúng liều lượng: Theo hướng dẫn trên nhãn hay tài liệu kỹ thuật.
    - Đúng phương pháp: Đảm bảo phun đủ lượng nước thuốc cho đơn vị và phun đúng vào nơi dịch hại ẩn nấp, gây hại.
    Phối hợp thuốc: Sử dụng pha trộn một số loại thuốc để có hiệu quả cao hơn khi dùng riêng lẻ.
    Luân phiên các loại thuốc: Sử dụng luân phiên các cơ chế tác động khác nhau để tránh hiện tượng kháng thuốc.
    An toàn khi sử dụng thuốc: Nên đọc kỹ và tuân theo các hướng dẫn an toàn được ghi trên nhãn.
    Thời gian cách ly: Là thời gian từ lần phun thuốc sau cùng đến khi thu hoạch. Mỗi loại thuốc đều có thời gian cách ly khác nhau và được ghi trên nhãn.
    1.2. Carbaryl: [8]
    Carbaryl là hoạt chất thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật Carbamate, dùng để diệt trên 100 loài sâu bọ trên các loại cây khác nhau như các cây họ citrus, cây ăn quả, cây bông, cỏ Hiện nay, Carbaryl là loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến với nhiều tên thương mại như Sevin, Carbamine, Denapon, Dicarbam, Hexavin, Karbaspray, Ravyon, Septene, Tercyl, Tricarnam và Union Carbide 7744 Trong đó nó thường được bán với tên thương mại là Sevin. Carbaryl được đưa ra thị trường từ năm 1958.
    Danh pháp quốc tế của Carbaryl là 1-naphthyl N-methylcarbamate(theo IUPAC), 1- naphthalenyl methylcarbamate (theo CAS).
    Công thức hóa học: C12H11NO2.
    Công thức cấu tạo:

    Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Carbaryl

    1.2.1. Tính chất vật lý: [14]
    Carbaryl ở dạng tinh thể rắn thay đổi từ không màu tới màu trắng hay xám tùy thuộc vào độ tinh khiết của hợp chất, thường không mùi. Carbaryl bền với nhiệt, ánh sáng và môi trường acid. Nó không bền trong môi trường kiềm, không gây ăn mòn kim loại và các vật liệu bao gói.
    Phân tử lượng: 201,23 đvC.
    Độ hòa tan trong nước: 40 mg/L ở 30oC, 32 mg/L ở 20oC.
    Độ hòa tan trong các dung môi hữu cơ: acetone (200 - 300 g/kg), methanol (79,6 g/kg), dichloromethan (242,6 g/kg), hexan (0,214g/kg).
    Nhiệt độ nóng chả::12:Ũ7::C (độ tinh khiết 99,1%)
    Nhiệt độ hoá hơi: 193oC .
     
Đang tải...