Tiến Sĩ Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    Nấm lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, chúng có vai trò trong nền kinh
    tế, khoa học và tham gia vào các chu trình chuyển hóa vật chất - năng lượng trong tự
    nhiên. Nhiều loài nấm lớn được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng, một số được sử
    dụng làm dược phẩm để chữa trị một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì, giải độc
    và bảo vệ tế bào gan, phòng và điều trị loãng xương Trên thế giới có khoảng hơn 2000
    loại nấm có thể ăn và dùng làm thuốc, ngoài nguồn nấm thu hái từ thiên nhiên, người ta đã
    trồng được hơn 60 loại theo phương pháp thủ công, bán công nghiệp, công nghiệp với hiệu
    quả và năng suất cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng nấm sẽ là một trong những thực phẩm
    rất quan trọng và thông dụng của con người trong tương lai [16].
    Việt Nam là một nước nông nghiệp, giàu tiềm năng lâm nghiệp do đó nguồn phế
    liệu từ nông, lâm nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân ngô, lõi ngô rất dồi dào, đây
    là nguồn nguyên liệu thích hợp để trồng nấm; Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên của nước ta
    rất phù hợp với việc nuôi trồng nấm. Trong mười năm trở lại đây, ngành sản xuất nấm ăn –
    nấm dược liệu ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn chậm phát triển hơn rất
    nhiều so với các nước trên thế giới do ít đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên
    tiến cũng như thiết bị hiện đại để sản xuất nấm ăn – nấm dược liệu. Công nghệ nhân giống
    và nuôi trồng nấm ở nước ta hiện nay chỉ sử dụng giống nhân trên cơ chất rắn như nhân
    giống trên môi trường thạch, trên mùn cưa, thóc, que sắn; đây là phương pháp truyền thống
    tuy được sử dụng một cách phổ biến do quá trình sản suất đơn giản nhưng lại có một số
    nhược điểm sau:
    + Thời gian nhân giống các cấp kéo dài;
    + Giống nấm nhân trên cơ chất rắn có chất lượng không ổn định, tuổi giống không
    đồng nhất trong toàn bộ chai giống hay túi giống;
    + Phương pháp nhân giống trên cơ chất rắn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất
    giống với số lượng lớn do hệ số nhân giống thấp;
    + Thao tác cấy chuyển giống khó tự động hóa, chịu nhiều tác động của yếu tố ngoại
    cảnh làm tăng nguy cơ nhiễm. Việc kiểm soát nhiễm đối với giống nấm nhân trên cơ chất
    rắn cũng gặp nhiều khó khăn;
    + Nguyên liệu nhân giống đắt, chi phí nhân công, chi phí khấu hao điện năng, khấu
    hao nhà xưởng cao;
    Hiện nay, công nghệ nhân giống nấm lớn dạng dịch thể đang là hướng nghiên cứu
    được các nhà nghiên cứu nấm đặc biệt quan tâm vì giống nấm dạng dịch thể so với giống
    trên cơ chất tổng hợp dạng rắn (mùn cưa, thóc, que sắn ) có rất nhiều ưu điểm vượt trội
    như:
    + Chu kỳ phát triển của giống nấm trong môi trường dịch thể nhanh, qua đó rút
    ngắn được thời gian nhân giống các cấp và nuôi trồng nấm;
    + Tuổi giống nấm dạng dịch thể đồng đều, chất lượng giống nấm ổn định do được
    kiểm soát một cách nghiêm ngặt với các phương pháp thử đơn giản, có kết quả tức thì, độ
    chính xác cao; + Sinh lực giống khỏe do giống phát triển trong môi trường dịch thể được cung cấp
    đầy đủ dinh dưỡng và được sử dụng trong đúng giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của hệ
    sợi;
    + Công nghệ nhân giống dạng dịch thể đáp ứng được mọi nhu cầu về giống từ qui
    mô nhỏ đến lớn, với hệ số nhân giống cao;
    + Giá thành sản xuất giống thấp do quá trình sản xuất tiết kiệm được nguyên nhiên
    vật liệu nhân giống, điện năng, nhân công.
    Ngoài ra, phương pháp này còn thuận lợi trong việc sản xuất nấm trên qui mô công
    nghiệp.
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nấm Đầu khỉ Hericium erinaceus (Bull.: Fr.)
    Pers., đây là một loại nấm quí có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, được sử dụng để hỗ
    trợ điều trị hiệu quả một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa,
    bệnh mất trí nhớ Với các lợi ích lớn về giá trị dinh dưỡng, dược liệu và kinh tế mà loại
    nấm này mang lại, hiện nay các nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới đang rất
    quan tâm nghiên cứu nhằm hoàn thiện qui trình nhân giống, nuôi trồng, chế biến sau thu
    hoạch để tạo ra các sản phẩm phục vụ công tác phòng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe
    cộng đồng.



    Nhận định được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
    giống nấm và nấm thương phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ngành sản
    xuất nấm trong nước, qua đó tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị dược học cao cung cấp cho
    ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm, tạo ra các sản phẩm chức năng phục
    vụ mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn thực hiện Luận án:
    “Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ
    (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính
    sinh học”
    Luận án là một phần nội dung của Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm
    cấp nhà nước KC.06/11-15 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì: “Nghiên cứu xây dựng
    qui trình công nghệ nhân giống dạng dịch thể để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu”; mã
    số KC06.01/11-15; thời gian thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2014, do Nghiên cứu
    sinh làm chủ nhiệm và Đề tài nghị định thư cấp nhà nước: “Nghiên cứu quá trình chuyển
    hóa các polymer tự nhiên bởi enzyme từ nấm Việt Nam”, thời gian thực hiện 2011-2013,
    do PGS.TS Lê Mai Hương làm chủ nhiệm.
    Mục tiêu của Luận án
    - Đưa ra được qui trình công nghệ phân lập lại giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus;
    - Đưa ra được qui trình công nghệ nhân giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus dạng dịch
    thể các cấp với dung tích từ 200ml đến 120 lít;
    - Đưa ra được qui trình công nghệ nuôi trồng nấm Đầu khỉ H. erinaceus trên nguồn
    cơ chất tổng hợp sử dụng giống nấm dạng dịch thể;
    - Đưa ra được qui trình công nghệ tách chiết polysaccharide từ quả thể nấm Đầu
    khỉ H. erinaceus thành phẩm, đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất này;
     
Đang tải...