Luận Văn Nghiên cứu quy trình đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn thành phố Bắ

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nền nông nghiệp thô sơ của buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ về khoa học và công nghệ.
    Đất có vai trò vô cùng to lớn với đời sống sinh hoạt của con người, cũng như quá trình sản xuất của các ngành kinh tế. Để khẳng định tầm quan trọng của đất đai, C. Mác nói: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất”.
    Đất đai chứa yếu tố lao động sống và lao động vật hoá hai loại lao động này đã chuyển hoá đất đai tự nhiên thành đất đai kinh tế. Cho nên đất đai có giá trị và giá trị này là một trong những nhân tố hình thành nên giá cả đất đai.
    Quyền sở hữu, quyền sử dụng và giá cả đất đai đã hình thành nên thị trường đất đai. Trong những năm qua cùng với sự phát triển xã hội và sự tác động mạnh của cơ chế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị đặc biệt là đất đô thị.
    Nhu cầu về các quyền của người sử dụng đất và sự chuyển dịch đất đai ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều, đòi hỏi vấn đề quản lý đất đai phải chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu vì sự công bằng, ổn định chính trị và phát triển Kinh tế - Xã hội.
    Để đạt được điều đó cần có một hệ thống hồ sơ Địa chính hoàn chỉnh, do đó phải giải quyết được các vướng mắc, các vấn đề trong quá trình đăng ký đất đau, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy CNQSDĐ.
    Xuất phát từ những cấn đề trên được sự hướng dẫn của các thầy: Nguyễn Văn Hoàn, Vũ Trung Dũng em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu quy trình đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn thành phố Bắc Giang”. Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, đáp ứng được phần nào yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
    Tuy nhiên do đặc tính của đất đai luôn luôn biến động nên được thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, bổ sung, cập nhật. Tuy nhiên do bước đầu nghiên cứu làm quen với một công tác quản lý đất đai mang tính đặc thù có nhiều khó khăn vướng mắc, hơn thế nữa những hiểu biết về lĩnh vực này của bản thân còn hạn chế, vì vậy đề tài không tránh khỏi thiếu sót.
    Vì vậy em xin chân thành mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy và những bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác này để đề tài được hoàn thiện và đầy đủ.


    MỤC LỤC 1
    LỜI CẢM ƠN 3
    1. Đặt vấn đề 4
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 5
    3. Phương pháp nghiên cứu: 5
    4. Kết quả nghiên cứu - ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1. Sự cần thiết phải lập hệ thống hồ sơ địa chính trong chức năng quản lý Nhà nước về đất đai: 7
    2. Khái niệm về hồ sơ Địa chính: 8
    3. Nội dung của hồ sơ Địa chính: 8
    4. Hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính: 9
    5. Lập và quản lý hồ sơ địa chính: 10
    I. KHÁI NIỆM VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI: 12
    1. Khái niệm: 12
    2. Mục đích - Yêu cầu của đăng ký đất đai: 12
    3. Các nguyên tắc cơ bản của đăng ký đất đai: 13
    4. Các hình thái đăng ký đất đai: 13
    II. KHÁI NIỆM VỀ CẤP GIẤY CNQSDĐ: 19
    1. Khái niệm: 19
    2. Vị trí, tầm quan trọng của việc cấp giấy CNQSDĐ: 19
    PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG. 22
    I. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 22
    4. Thủy văn: 23
    5. Các loại đất chính: 24
    II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ -XÃ HỘI: 25
    1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 26
    2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế: 26
    3. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư: 30
    PHẦN III: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 33
    THÀNH PHỐ BẮC GIANG 33
    1. Nguyên nhân của những tồn tại trên là: 36
    2. Để thực hiện những phương hướng và nhiệm vụ đã nêu trên cần tập trung những giải pháp sau: 37
    VI. TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY GCNQSDĐ. 39
    1. Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đất ở. 40
    2. Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất nông nghiệp. 40
    V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TP BẮC GIANG: 41
    1. Hệ thống bản đồ địa chính: 42
    2. Hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính 42
    PHẦN IV: QUY TRÌNH ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI BAN ĐẦU, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 44
    Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG. 44
    1. Các căn cứ pháp lý của Trung ương 44
    2. Các văn bản của điạ phương 46
    II. CÁC QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: 46
    1. Những quy định chung 47
    2. Đất do UBND cấp xã trực tiếp sử dụng. 49
    3. Các bước tiến hành đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 50
    5. Kết luận kiến nghị 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...