Báo Cáo Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có gi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

    (Báo cáo dài 182 trang)

    MỞ ĐẦU.
    1. Tính cấp thiết cần thực hiện đề tài dự án.
    Trong các loài cá rạn san hô, 3 loài: cá Song Chuột Cromileptes altivelis Valencienes 1828 , Song Vằn Epinephelus fuscoguttatus Forsskal 1775, Song Da Báo Plectropomus leopadus Lacépede 1802 là những loài qúi hiếm, có giá trị cao. Đặc biệt, cá Song Chuột có giá bán tại thị trường Hồng Kông trong 5 năm gần đây luôn dao động từ 60-70USD/kg [53]. Thông tin cá nhân cho biết: tại Thành phố Hồ Chí Minh, cá Song Chuột được bán với giá >1.000.000 VNĐ/kg. Cá Song Chuột không những là thực phẩm quí hiếm mà còn được sử dụng làm cá cảnh cho giới thượng lưu ở nhiều nước Ả rập và Trung Đông [36]. Cá Song Vằn (còn gọi là cá mú hổ, mú cọp) có tỷ lệ thịt lớn hơn một số loài cá Song khác, thịt trắng và thơm ngon nên có giá từ 17-20 USD/kg. Cá Song Da Báo (còn gọi là mú sao) là loài qúi hiếm, cơ thể luôn biến màu nhưng nổi bật là màu đỏ với các chấm xanh màu lông cổ vịt óng ánh, thịt trắng thơm ngon. Giá bán của cá Song Da Báo dao động từ 25-30USD/kg. Tại thị trường Việt Nam, cá Song Vằn, Song Da Báo được bán trong các nhà hàng sang trọng và xuất khẩu tiểu ngạch đi Hồng Kông, Singapo, Trung Quốc, Đài Loan với giá bán cá Song Vằn là 400-450.000đ/kg, cá Song Da Báo 700.000đ/kg. Cả 3 loài cá đều là đối tượng nuôi chủ yếu của nhiều nước nhiệt đới đặc biệt là các nước châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam [34]. Ngoài mục đích thực phẩm chất lượng cao, phát triển nuôi các loài cá này còn có giá trị bảo tồn các loài cá rạn san hô đang bị suy giảm nguồn lợi do khai thác quá mức và do các rạn san hô ngày càng bị thu hẹp. Cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da Báo đều có phân bố ở biển Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể và ngày càng bị suy giảm. Đặc biệt, mười năm trước đây không quá hiếm cá Song Chuột, nhưng hiện nay chỉ đôi khi mới bắt được một vài cá thể tại Phú Quốc. Để bắt được cá Song Chuột, người thợ lặn đã phải lặn sâu và dùng Xyanua gây mê cá. Cá Song Vằn (Mú Cọp) hiện còn chỉ phân bố chủ yếu ở một số vùng biển miền Trung. Cá Song Da Báo có phân bố ở
    cả miền Nam, miền Trung và miền Bắc nhưng số lượng cũng không đáng kể. Giá bán ở thị trường trong nước cao, cộng với nhiều thương gia từ Hồng Kông, Trung Quốc . luôn tìm mua cá thịt đã khuyến khích người dân tìm mọi biện pháp để khai thác kể cả những biện pháp bị cấm. Đặc biệt từ những năm 2008 đến nay, thương nhân Malaixia, Singapo, Đài Loan . săn tìm mua cá giống làm cho nguồn lợi cá giống tự nhiên các loài cá này ngày càng bị suy giảm.
    Nhận thức được tầm quan trọng, giá trị kinh tế và nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu bảo tồn các loài hải sản qúi hiếm, có giá trị cao; tháng
    11/2007, Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao cho Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao”. Nghiên cứu chủ động công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột, cá Song Vằn và cá Song Da Báo có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn lớn.
    Trong điều kiện nguồn lợi tự nhiên đặc biệt là các loài cá thuộc nhóm cá rạn san hô quí hiếm ngày càng suy giảm, việc sản xuất thành công giống nhân tạo là biên pháp tích cực nhất để phục vụ nhu cầu thực phẩm chất lượng cao của con người và góp phần phục hồi nguồn lợi tự nhiên. Xu hướng tập trung nghiên cứu các đối tượng sinh vật biển, cụ thể là công nghệ sản xuất giống cá biển để phục hồi nguồn lợi được hầu hết các nước có biển đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển là lĩnh vực phức tạp, tổng hợp từ nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của từng đối tượng đến nghiên cứu nhu cầu về điều kiện môi trường, chủng loại và lượng thức ăn cho từng giai đoạn, từng loài cá; nghiên cứu bệnh của mỗi loài khi chúng sống trong điều kiện nuôi .v.v. Việt Nam hay bất kỳ nước nào có thành tựu đều đóng góp một phần
    không nhỏ vào sự nghiệp khoa học chung của thế giới làm tiền đề để nghiên cứu các loài khác.
    Việt Nam có thế mạnh về biển và nuôi cá biển, con đường mà Việt Nam lựa chọn cho tương lai là tiến ra biển để phát triển kinh tế bền vững, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống các loài cá biển sẽ góp phần nhỏ mở màn cho sự nghiệp tiến ra biển để phát triển bền vững đất nước. Những phân tích trên thể hiện đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...