Luận Văn Nghiên cứu quy trình chế biến phân compost từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt (kèm sơ đồ )

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt được biết đến không chỉ là một thành phố hoa với sương mù huyền ảo, mà đây còn là thành phố thiên đường của du lịch, nghĩ dưỡng nổi tiếng của cả nước từ trước đến nay. Gần đây, chính phủ đã có văn bản nâng thành phố Đà Lạt lên tầm “thành phố trực thuộc Trung Ương”,với vị thế và tầm cỡ quan trọng ấy, vấn đề vệ sinh môi trường luôn là mục tiêu hàng đầu của các cấp lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên trong những năm gần đây do mức độ tăng dân số cùng với lượng khách du lịch tăng đã một phần làm cho môi trường đô thị bị ảnh hưởng và có chiều hướng bị ô nhiễm. Đặc biệt chất thải rắn là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.

    Theo như số liệu thống kê hiện nay, thành phố Đà Lạt có tổng cộng 168 con đường chính và mạng lưới giao thông nội bộ thuộc 12 phường, xã với tổng số dân vào khoảng 250 000 người. Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong một
    ngày tương đương 500m3 (200 - 225 tấn), nhưng chỉ thu gom được 70% (350m3), số rác còn lại người dân đem chôn tự do và vất bỏ bừa bãi gây ảnh hưởng cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường. Lượng rác thải sau khi thu gom được đem đến bãi xử lý và được chôn một cách uổng phí trong khi thành phần hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao. Ngoài ra, bãi xử lý lại không được thiết kế đúng quy cách gây tình trạng ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác và lượng khí mêtan sinh ra khá cao.

    Người dân Đà Lạt sống bằng nghề nông là chủ yếu nhưng phân bón mà nông dân ở đây sử dụng là phân cá (phân xác mắm) thay cho phân hữu cơ, việc
    sử dụng loại phân này lúc đầu đem lại hiệu quả đáng kể về mặt kinh tế (cho năngsuất, sản lượng cao), nhưng bên cạnh đó cũng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là làm cho đất bị nhiễm mặn do nồng độ muối trong phân khá cao. Tương tự như vậy, phân hóa học, đặc biệt là phân đạm cũng được bón với liều lượng cao. Lượng phân vô cơ sử dụng trung bình trên 1ha cao hơn gấp 2 lần so với mức
    khuyến cáo, không những không làm tăng năng suất sản phẩm xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế, mà còn gây ra những hậu quả khác về môi trường, đặc biệt là sự tích lũy hàm lượng NO3-trong rau.

    Vậy thì tại sao chúng ta lại không biến rác thành tiền và xem chúng như một nguồn tài nguyên thay vì coi đó là một vấn nạn của xã hội. Do đó, em đã chọn đề tài đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt” nhằm giảm bớt sức ép đối với bãi rác của thành phố, góp phần ngăn chặn các thảm họa ô nhiễm môi trường do rác gây nên, cung cấp phân bón hữu cơ sinh học phục vụ cho nông nghiệp, hỗ trợ cho Đội cây xanh đô thị (cung cấp phân bón để trồng hoa, cây xanh trên hàng trăm tuyến đường) và góp phần làm cho thành phố Đà lạt luôn xứng đáng là thành phố sinh thái của nước ta.

    I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN

    Nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm :
     Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt.
     Giới thiệu tổng quan về công nghệ sản xuất phân Compost trong nước và trên thế giới.
     Dự báo diễn biến phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 tại thành phố Đà Lạt.
     Tính toán quy trình công nghệ sản xuất phân Compost từ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt.
     
Đang tải...