Luận Văn Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 4/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch

    Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá, lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh
    chóng. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường
    đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và
    tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân.
    Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn,
    nhiều văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban hành như: chỉ thị 199/TTg
    ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất
    thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
    công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số
    152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ
    tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại; gần đây là chỉ thị số
    23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải
    rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó bao gồm một số mục tiêu cần phấn đấu đến năm
    2010:
    - Hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp theo
    hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất
    thải rắn, xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn.
    - Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và
    khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế tối đa lượng
    chất thải rắn chôn lấp
    - Xử lý 100% chất thải y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng
    những công nghệ phù hợp.
    Như vậy, để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vấn đề quản lý chất thải rắn phải
    được nhìn nhận một cách tổng thể từ khâu phân loại, thu gom đến khâu xử lý, không chỉ đơn
    thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị mà cần phải quản lý
    tổng hợp trên diện rộng.
    Cùng với sự phát triển của cả nước, trong thời gian qua, quá trình công nghiệp hoá và đô
    thị hoá tại tỉnh Bình Định cũng diễn ra rất nhanh chóng. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-
    2005 bình quân hàng năm đạt 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, GDP
    bình quân đầu người năm 2005 tăng 1,83 lần so với năm 2000. Dự báo đến năm 2010, GDP bình
    quân đầu người đạt trên 900 USD, gấp 2,25 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản
    phẩm địa phương GDP bình quân hàng năm đạt 13%, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong
    GDP năm 2010 đạt 37-38%, giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị cố định 1994) tăng bình quân
    24,5%/năm và tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Bình Định đã sớm quan
    tâm tới công tác quản lý chất thải rắn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do
    vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới, cần ”Nghiên cứu quy hoạch
    tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020”. Quy hoạch được thực hiện sẽ
    góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom,
    vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững. Đây
    cũng là cơ sở thực hiện thành công một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình
    Định đến năm 2010 là 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y
    tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ sở bền vững cho phát triển của tỉnh
    Bình Định trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...