Đồ Án Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Đồ án dài 101 trang)


    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch

    Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá, lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh

    chóng. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường

    đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và

    tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân.

    Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn,

    nhiều văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban hành như: chỉ thị 199/TTg

    ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất

    thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu

    công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số

    152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ

    tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại; gần đây là chỉ thị số

    23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải

    rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó bao gồm một số mục tiêu cần phấn đấu đến năm

    2010:

    - Hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp theo

    hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất

    thải rắn, xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn.

    - Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và

    khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế tối đa lượng

    chất thải rắn chôn lấp

    - Xử lý 100% chất thải y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng

    những công nghệ phù hợp.

    Như vậy, để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vấn đề quản lý chất thải rắn phải

    được nhìn nhận một cách tổng thể từ khâu phân loại, thu gom đến khâu xử lý, không chỉ đơn

    thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị mà cần phải quản lý

    tổng hợp trên diện rộng.

    Cùng với sự phát triển của cả nước, trong thời gian qua, quá trình công nghiệp hoá và đô

    thị hoá tại tỉnh Bình Định cũng diễn ra rất nhanh chóng. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-

    2005 bình quân hàng năm đạt 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, GDP

    bình quân đầu người năm 2005 tăng 1,83 lần so với năm 2000. Dự báo đến năm 2010, GDP bình

    quân đầu người đạt trên 900 USD, gấp 2,25 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản

    phẩm địa phương GDP bình quân hàng năm đạt 13%, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong

    GDP năm 2010 đạt 37-38%, giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị cố định 1994) tăng bình quân

    24,5%/năm và tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Bình Định đã sớm quan

    tâm tới công tác quản lý chất thải rắn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do

    vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới, cần ”Nghiên cứu quy hoạch

    tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020”. Quy hoạch được thực hiện sẽ

    góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom,

    vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững. Đây

    cũng là cơ sở thực hiện thành công một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình

    Định đến năm 2010 là 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y

    tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ sở bền vững cho phát triển của tỉnh

    Bình Định trong tương lai.



    MỤC LỤC


    DANH MỤC BẢNG 5

    DANH MỤC HÌNH 5

    MỞ ĐẦU .7

    1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch 7

    2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 8

    2.1. Quan điểm quy hoạch 8

    2.2. Mục tiêu quy hoạch .8

    3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .9

    3.1. Phạm vi nghiên cứu 9

    3.2. Đối tượng nghiên cứu .9

    4. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch 9

    CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH .10

    I.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10

    I.1.1. Vị trí địa lý .10

    I.1.2. Điều kiện tự nhiên 10

    I.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .11

    I.2.1. Hiện trạng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn .11

    I.2.2. Đặc điểm kinh tế .14

    CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN .16

    VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH .16

    II.1. Chất thải rắn sinh hoạt .16

    II.1.1. Khối lượng, thành phần, tích chất chất thải .16

    II.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển 17

    II.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn 19

    II.1.4. Mô hình quản lý chất thải rắn 21

    II.2 Chất thải rắn công nghiệp 23

    II.2.1. Tình hình hoạt động các KCN, CCN Bình Định .23

    II.2.2. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải .25

    II.2.3. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn 25

    II.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn 27

    II.2.5. Mô hình quản lý CTR 27

    II.3. Chất thải rắn y tế 27

    II.3.1. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải .27

    II.3.2. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn 29

    II.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế 30

    II.3.4. Mô hình quản lý CTR 31

    II.4. Những dự án đã và đang thực hiện trong vùng tỉnh Bình

    Định 32

    II.5. Đánh giá chung hiện trạng quản lý và xử lý CTR 33

    II.5.1. Các mặt đã đạt được .33

    II.5.2. Các vấn đề còn tồn tại 33

    II.5.2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ .34

    CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR, QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH NHƯNG

    CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM THỰC HIỆN TRIỆT ĐỂ .34

    THIẾU NGUỒN LỰC ĐỂ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN .34

    CHƯƠNG III: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH

    BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 35

    III.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định.35

    III.1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 35

    - Lao động xã hội: Năm 2005: toàn tỉnh Bình Định có 890.700 người

    trong độ tuổi lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 793.700 lao

    động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 89,1% tổng dân số

    trong độ tuổi lao động. Dự báo năm 2010 tỉnh có 926.850 người trong độ

    tuổi lao động, chiếm 55,5% tổng dân số. Trong đó có 843.400 lao động

    đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 91% tổng dân số trong độ

    tuổi lao động. Năm 2020 dự báo tỉnh có 1.092.900 người trong độ tuổi

    lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 986.900 lao động đang

    làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 90,3% tổng dân số trong độ tuổi

    lao động .35

    III.1.2. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh

    Bình Định đến năm 2020 .36

    III.1.3. Quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến

    năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 .39

    III.1.4. Quy hoạch mạng lưới y tế 43

    III.2. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn tỉnh Bình

    Định .44

    III.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần và tính chất chất

    thải .44

    III.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 44

    III.2.1.5. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh .49

    III.2.2. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển .51

    III.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 51

    III.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp .54

    III.2.2.3. Chất thải rắn y tế .63

    III.2.3. Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn 65

    III.3. Lộ trình thực hiện .78

    III.4. Khái toán kinh phí .81

    III.4.1. Cơ sở tính khái toán kinh phí 81

    III.4.2. Khái toán kinh phí .81

    III.4.3. Nguồn vốn đầu tư 84

    CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 86

    IV.1. Tổ chức thực hiện .86

    IV.2. Giải pháp thực hiện quy hoạch .87

    IV.2.1. Cơ chế thực hiện quy hoạch 87

    1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn và phân loại

    chất thải rắn tại nguồn 87

    2. Xã hội hóa công tác quản lý CTR 88

    3. Xây dựng chính sách cho giảm thiểu và tái chế chất thải .89

    4. Huy động vốn đầu tư .90

    5. Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của các

    hoạt động đầu tư .90

    6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTR .90

    KẾT LUẬN 92

    I. Kết luận .92

    I. Kiến nghị 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...