Luận Văn Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã sađéc, tỉnh đồng tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 24/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực. Quá trình này đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, góp phần phát triển xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, giúp nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới; đồng thời cũng làm cho môi trường và tài nguyên chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, . là những hậu quả do ảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý.
    Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nóng bỏng hơn. Nếu chúng ta không có những biện pháp thích hợp, không quan tâm và bảo vệ môi trường tự nhiên thì trong tương lai chúng ta sẽ tự hủy diệt chính mình. Để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thế giới nói chung phải góp sức vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, công tác quản lý môi trường là rất quan trọng.
    Vì vậy, việc Nghiên cứu Quy hoạch Môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết, vì nếu thiếu sự hoạch định, thiếu tính kế hoạch sẽ dẫn đến tác hại là gây lãng phí, chủ quan, duy ý chí và những hậu quả tiếp theo sau đó mà ta phải trả giá đắt cho việc làm nêu trên. Việc nghiên cứu quy hoạch môi trường là bước chuyển mới trong tư duy chỉ đạo, điều hành, nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có tính khả thi, hiệu quả cao. Nó hoàn toàn phù hợp với quy hoạch môi trường của tỉnh Đồng Tháp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của thị xã và của tỉnh.
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU


    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức và cá nhân lưu tâm.
    Suy thoái môi trường, suy giảm tầng ôzon, lũ lụt bất thường, biến động thời tiết đã có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống loài người. Không còn nghi ngờ gì nữa, những hoạt động thiếu khôn ngoan của con người đã góp phần không nhỏ vào những biến động trên. Do đó phải điều chỉnh hành vi của mình, con người mới có thể có cuộc sống tốt hơn.
    Nghiên cứu các yếu tố môi trường là cơ sở để điều chỉnh hành vi của con người. Đây là quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức và tiền của, nhưng phải thực hiện một cách nghiêm túc, phải đặt mục tiêu phát triển bền vững chứ không phải phát triển với bất cứ giá nào. Nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường đồng thời với sự phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta nói chung, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
    Để đảm bảo cho việc khai thác tối đa thế mạnh của tỉnh, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, cần thiết phải xây dựng cơ sở định hướng quy hoạch môi trường phù hợp với chính sách phát triển của thị xã, của tỉnh.
    Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là cần thiết và cấp bách.
    Thời gian quy hoạch môi trường là đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên sẽ có sự kiểm tra và xem xét lại tài liệu trong mỗi khoảng thời gian là 05 năm để phản ánh đúng những thay đổi nhanh chóng về sự phát triển của các khu dân cư, các khu thương mại, dịch vụ trong thị xã, dự đoán dân số ngày càng gia tăng, những qui định pháp luật mới ban hành và những tiến bộ công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu các yếu tố môi trường, xác định lại hiện trạng quản lý môi trường ở thị xã Sa Đéc.
    - Dự báo mức độ ô nhiễm trong thời gian tới.
    - Đưa ra các phương hướng mục tiêu phát triển và đề xuất các chương trình dự án, các giải pháp tổ chức thực hiện.
    Từ đó phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa thị xã Sa Đéc “năm 2010 trở thành Thành Phố loại III và năm 2020 trở thành Thành Phố loại II” và là một thành phố phát triển bền vững.
    1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
    - Điều tra, khảo sát thu thập các số liệu về điều kiện môi trường thị xã Sa Đéc.
    - Thu thập, phân tích các số liệu về hiện trạng qui hoạch phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường thị xã Sa Đéc.
    - Đánh giá dự báo tác động môi trường do hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch môi trường.
    - Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thị xã.
    - Xây dựng quy hoạch môi trường chuyên ngành phục vụ KT - XH.
    - Đề xuất các chương trình dự án và các giải pháp tổng hợp BVMT.
    - Phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện.
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phương pháp luận

    Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc là một trong những nghiên cứu giúp ích rất nhiều trong các vấn đề cải thiện môi trường sống của người dân Sa Đéc, để hoà nhập với xu hướng phát triển bền vững. Qui hoạch thị xã Sa Đéc theo quan niệm mới về cơ chế kinh tế xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần. Tuy nhiên, để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn thành công cần kết hợp xem xét, điều tra hiện trạng thực tế của vùng nghiên cứu. Chính việc soát xét ban đầu sẽ giúp định hướng cho công tác triển khai dự án qui hoạch vào cộng đồng. Qui hoạch này đi kèm với các giải pháp mang tính khả thi về mặt môi trường và cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư, đóng một vai trò quyết định trong chiến lược phát triển bền vững.
    1.4.2. Phương pháp thực tế
    - Kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu về môi trường đã có trên địa bàn thị xã Sa Đéc.
    - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu phục vụ QHMT : Các dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa đã được xác lập nhằm, xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thị xã Sa Đéc và phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
    - Phương pháp dự báo : Dự báo xu hướng phát triển các nghành nghề, dự báo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu hướng biến đổi môi trường phục vụ cho việc lập các quy họach môi trường chuyên nghành.
    - Phương pháp đánh giá tác động môi trường : Sử dụng các kỹ thuật đánh giá tác động môi trường như lập bảng kiểm tra phỏng đoán, chồng chập bản đồ để đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch chung.
    - Phương pháp tham gia cộng đồng và ý kiến tham gia.
    - Phương pháp so sánh.
    - Phương pháp quan trắc, thực địa, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm.
    - Phương pháp đánh giá nhanh để xác định tải lượng chất thải rắn trên địa bàn dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm và công suất.
    1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý môi trường tại thị xã Sa Đéc.
    1.6. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
    Chỉ nghiên cứu định hướng quy hoạch môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Sa Đéc, không nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường và ảnh hưởng của các địa phương khác trong vùng tới môi trường thị xã Sa Đéc.
    1.7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc.
    - Đánh giá ảnh hưởng của các địa phương khác trong vùng tới môi trường thị xã Sa Đéc.
    - Nghiên cứu quy hoạch môi trường cho các huyện/thị khác trong tỉnh Đồng Tháp.
    MỤC LỤC

    Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp
    Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh và các chữ viết tắt
    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề 2
    1.2. Mục tiêu của đề tài 3
    1.3. Nội dung của đề tài 3
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
    1.5. Đối tượng nghiên cứu 5
    1.6. Phạm vi của đề tài 5
    1.7. Hướng phát triển của đề tài 5
    CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ SAĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
    2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 6
    2.1.1. Vị trí hành chánh và địa lý 6
    2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình 6
    2.1.3. Đặc điểm khí hậu 7
    2.1.4. Tài nguyên đất 9
    2.1.5. Tài nguyên nước 10
    2.1.6. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng 14
    2.1.7. Tài nguyên về thủy sản 14
    2.1.8. Các hệ sinh thái 14
    2.1.9. Môi trường đô thị 15
    2.1.10. Môi trường nông thôn 15
    2.1.11. Môi trường công nghiệp 16
    2.2. Điều kiện kinh teÁ 17
    2.2.1. Cơ cấu kinh tế 17
    2.2.2. Ngành sản xuất nông nghiệp 17
    2.2.3. Ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 18
    2.2.4. Ngành thương mại và dịch vụ 18
    2.2.5. Cơ sở hạ tầng 19
    2.3. Điều kiện xã hội 20
    2.3.1. Dân số 20
    2.3.2. Lao động 21
    2.3.3. Dân tộc, lịch sử 22
    2.3.4. Giáo dục 23
    2.3.5. Y tế 24
    2.3.6. Văn hóa thông tin 24
    2.3.7. An ninh quốc phòng 25
    CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ SAĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
    3.1. Hiện trạng môi trường khí 27
    3.2. Hiện trạng môi trường nước 28
    3.2.1. Nước thải 28
    3.2.2. Nước mặt 29
    3.2.3. Nước ngầm 30
    3.3. Hiện trạng môi trường đất 31
    3.4. Hiện trạng chất thải rắn 32
    3.4.1. Nguồn chất thải rắn 32
    3.4.2. Công tác thu gom, vận chuyển 32
    3.4.3. Công tác xử lý rác 33
    3.5. Môi trường ở các khu sản xuất và khu dân cư tập trung trên địa bàn thị xã Sa Đéc 33
    3.5.1. Hiện trạng môi trường ở khu sản xuất công nghiệp – TTCN 33
    3.5.2. Hiện trạng môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm, các tuyến dân cư 35
    3.5.3. Hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp 36
    3.5.4. Hiện trạng môi trường ở các công trình giao thông, xây dựng lớn 37
    CHƯƠNG 4 : QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TXSĐ
    4.1. Phát triển ngành công nghiệp – TTCN 38
    4.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển 38
    4.1.2. Bố trí công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề 38
    4.2. Phát triển ngành thương mại – du lịch 39
    4.2.1. Quan điểm phát triển 39
    4.2.2 Mục tiêu chủ yếu 40
    4.3. Phát triển ngành nông nghiệp 41
    4.3.1. Bố trí sử dụng đất 41
    4.3.2. Trồng trọt, chăn nuôi 41
    4.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 44
    4.4.1. Giao thông 44
    4.4.2. Bưu chính viễn thông 47
    4.4.3. Cấp điện 48
    4.4.4. Cấp thoát nước đô thị 48
    4.5. Vệ sinh môi trường 50
    4.6. Quy hoạch phát triển lãnh thoÅ 51
    4.6.1. Định hướng phát triển đô thị 51
    4.6.2. Giải quyết vùng ngập lũ 55
    CHƯƠNG 5 : DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
    5.1. Các dự báo 56
    5.1.1. Dự báo dân số thị xã Sa Đéc 56
    5.1.2. Dự báo về lượng rác thải phát sinh tại thị xã Sa Đéc 57
    5.1.3. Dự báo lượng nước cấp – nước thải ở thị xã Sa Đéc 64
    5.1.4. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã (giai đoạn 2005 - 2010) 67
    5.2. Các vấn đề môi trường cấp bách 69
    5.2.1. Nước sạch và vệ sinh môi trường 69
    5.2.2. Ô nhiễm môi trường do rác thải 69
    5.2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi 70
    5.2.4. Ô nhiễm môi trường do các cụm dân cư 71
    5.2.5. Các vấn đề kinh tế xã hội 71
    CHƯƠNG 6 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN BVMT
    6.1. Đề xuất các chương trình dự án 72
    6.1.1. Các chương trình dự án phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường 72
    6.1.2. Các chương trình dự án cải tạo môi trường 72
    6.1.3. Các chương trình dự án nâng cao nhận thức môi trường 73
    6.1.4. Các chương trình dự án nâng cao năng lực quản lý về BVMT 74
    6.1.5. Tăng cường sự tham gia và đầu tư cộng đồng, tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực bảo vệ môi trường 75
    6.2. Xây dựng thứ bậc ưu tiên cho các chương trình dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách 75
    6.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí xác định ưu tiên 75
    6.2.2. Sắp xếp ưu tiên các chương trình dự án 76
    CHƯƠNG 7 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
    7.1. Giải pháp tuyên truyền 78
    7.2. Tăng cường công tác đào tạo về môi trường 79
    7.3. Giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm 80
    7.4. Giải pháp về hành chính 82
    7.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 83
    7.6. Giải pháp về kinh phí 84
    7.7. Tăng cường hợp tác quốc tế 84
    CHƯƠNG 8 : PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
    8.1. Trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường 86
    8.2. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, phòng ban, ngành, các đoàn thể 84
    8.2.1. Trách nhiệm của UBND thị xã 87
    8.2.2. Trách nhiệm của các phòng ban, ngành có liên quan 87
    CHƯƠNG 9 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    9.1. Kết luận 91
    9.2. Kiến nghị 92
    Tài liệu tham khảo 95
    Phần phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...