Tiến Sĩ Nghiên cứu quan niệm, hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    HÀ NỘI - NĂM 2011


    MỤC LỤC

    Nội dung Trang

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
    DANH MỤC HÌNH VẼ . viii
    MỞ ĐẦU 1
    MỤC TIÊU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 5

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1 Một số khái niệm . 7
    1.2 Mô hình lý thuyết nghiên cứu về tình dục, SKSS ở VTN . 9
    1.2.1 Mô hình sinh thái kết hợp (Ecologically interactive model) 9
    1.2.2 Khung lý thuyết yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ (Risk and Protective
    factorframework) . 10
    1.3 Nghiên cứu về tình dục, SKSS vị thành niên trên thế giới và Việt Nam . 13
    1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 13
    1.3.2 Nghiên cứu về tình dục, SKSS vị thành niên ở Việt Nam 26

    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1 Đối tượng nghiên cứu: . 31
    2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu . 31
    2.3 Thiết kế nghiên cứu 31
    2.3.1 Nghiên cứu định lượng và cỡ mẫu 32
    2.3.2 Nghiên cứu định tính và đối tượng tham gia 33
    2.4 Mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu . 35
    2.5 Các biến số nghiên cứu 37
    2.6 Phương pháp thu thập số liệu định lượng, định tính 37
    2.6.1 Thu thập, trích xuất số liệu định lượng . 37
    2.6.2 Thu thập thông tin định tính 38
    2.7 Xử lý và phân tích số liệu 40
    2.7.1 Phân tích số liệu định lượng 41
    2.7.2 Phân tích thông tin số liệu định tính . 45
    2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 46

    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    48
    3.1 Kết quả định tính (TLN, PVS): Quan niệm về tình dục, BPTT, nạo phá
    thai, bệnh STIs ở VTN và sự thay đổi so với thế hệ bố mẹ . 48
    3.1.1 Đặc điểm đối tượng tham gia các thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu 48
    3.1.2 Kết quả định tính quan niệm, nhận thức ở vị thành niên về QHTD,
    biện pháp tránh thai, nạo hút thai, bệnh STIs . 48
    3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính: Nhận thức, quan niệm của bố mẹ VTN
    về tình dục, SKSS tuổi VTN 58
    3.2 Kết quả định lượng: Kiến thức, thái độ về tình dục, SKSS và thực trạng
    QHTD, sử dụng BPTT, nạo phá thai, bệnh STIs ở VTN (AH1 2006) 64
    3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu điều tra AH1 2006 . 64
    3.2.2 Kiến thức VTN về tình dục, mang thai (AH1 vòng 1) . 64
    3.2.3 Thái độ về tình dục và hành vi QHTD ở VTN (AH1 vòng 1) 67
    3.2.4 Kiến thức, thái độ VTN về sử dụng bao cao su, BPTT (AH1 vòng 1) . 73
    3.2.5 Nhận thức, thái độ VTN về các bệnh STIs (AH1 vòng 1) 77
    3.2.6 Nhận thức, thái độ VTN về HIV/AIDS (AH1 vòng 1) . 79
    3.3 Kết quả phân tích dọc AH1 kết nối AH2 và Nhóm đề cử (NGT): Các
    yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN 83
    3.3.1 Phân tích yếu tố liên quan với QHTD ở VTN điều tra AH1 (2006) . 83
    3.3.2 Xác định yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN năm
    2006- 2009 (kết nối số liệu AH1 2006, 2009 và AH2 2007) . 84
    3.3.3 Kết quả Nhóm đề cử (NGT) xác định các yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo
    vệ đối với QHTD ở VTN . 98

    CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
    . 102
    4.1 Bàn luận về đặc điểm đối tượng nghiên cứu 102
    4.2 Bàn luận kết quả định tính: Quan niệm, nhận thức VTN về tình dục,
    SKSS và sự thay đổi (mục tiêu 1) 104
    4.2.1 Bàn luận quan niệm, nhận thức VTN về tình dục và sự thay đổi . 104
    4.2.2 Bàn luận về nhận thức VTN về BPTT, nạo phá thai, bệnh STIs 108
    4.3 Bàn luận kết quả định lượng AH1: Kiến thức, thái độ VTN về tình dục,
    SKSS và thực trạng QHTD, sử dụng BPTT, nạo phá thai, STIs (mục tiêu
    2) . 109
    4.3.1 Bàn luận về kiến thức tình dục, mang thai ở VTN . 109
    4.3.2 Bàn luận về thái độ tình dục và QHTD ở VTN 110
    4.3.3 Bàn luận kiến thức về BPTT và sử dụng BPTT ở VTN . 114
    4.3.4 Bàn luận kiến thức VTN về bệnh lây truyền qua QHTD (STIs)/HIV 114
    4.4 Bàn luận kết quả phân tích dọc AH1 kết nối AH2 và NGT: Các yếu tố
    nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN (mục tiêu 3) 116
    4.5 Một số đóng góp mới của nghiên cứu 119
    4.6 Một số hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục . 120
    KẾT LUẬN 121
    KIẾN NGHỊ . 124
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 127
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
    PHỤ LỤC . 144


    MỞ ĐẦU

    Vị thành niên là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời, giai đoạn tuổi mà một người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành hoàn toàn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998) vị thành niên (VTN) là từ 10 tuổi đến 19 tuổi, là giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ dần trở thành người trưởng thành, sự chuyển tiếp dần từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoạn độc lập về kinh tế, xã hội [17], [94]. Trong giai đoạn này vị thành niên có thể phải đối mặt với các thay đổi chuyển tiếp (đi học và thôi học, chưa đi làm và đi làm, chưa yêu và yêu, chưa quan hệ tình dục và có quan hệ tình dục v.v .) và phải ra nhiều quyết định quan trọng của cuộc đời trong khi kinh nghiệm sống và các kiến thức về xã hội, về nghề nghiệp, về tâm lý, sinh lý còn chưa định hình ổn định.

    Giai đoạn phát triển vị thành niên chịu tác động của nhiều yếu tố cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Vị thành niên rất nhạy cảm với các thay đổi của môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những thay đổi đó tác động lên hành vi liên quan tới sức khoẻ trong giai đoạn vị thành niên và giai đoạn tiếp theo trong tuổi trưởng thành [184]. Một số đặc điểm của vị thành niên là tò mò, khám phá, ảnh hưởng của bạn đồng trang lứa về các vấn đề tình dục, trong khi đó việc thiếu kiến thức, hiểu biết về sinh lý thụ thai, sức khoẻ sinh sản (SKSS), biện pháp tránh thai (BPTT), phòng tránh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (QHTD) làm cho VTN trở thành nhóm có nguy cơ, dễ bị tổn thương.

    Vị thành niên chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới và 85% sống ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, thanh niên vị thành niên chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân số độ tuổi 10-19 tuổi chiếm 22,7%, nếu tính từ 10 tuổi đến 24 tuổi thì tỷ lệ này là 31,7% và là nước có tỷ lệ thanh niên, vị thành niên cao nhất châu Á [1]. Điều tra biến động dân số kế hoạch hoá gia đình 1/4/2005 cho thấy VTN 10-19 tuổi chiếm 21,2% [19] và tỷ lệ này trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 18,7% [2]. Trong giai đoạn đất nước đổi mới và phát triển mạnh mẽ từ cuối thập kỷ 1980, vị thành niên có điều kiện hơn phát triến toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên sự gia tăng quan hệ tình dục sớm và gia tăng nạo phá thai tuổi vị thành niên là một trong các vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu đầy đủ. Các chương trình chăm sóc SKSS và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) trong một vài thập kỷ trước tập trung vào các đối tượng đã có gia đình, trong độ tuổi sinh đẻ do chiến lược và nguồn lực ưu tiên trong từng giai đoạn, thiếu chương trình, dịch vụ SKSS đặc thù cho VTN. Mặt khác cũng còn những tranh cãi về việc giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên [26].

    Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) lần thứ tư, họp tại Cai Rô, Ai Cập năm 1994, đã nhấn mạnh vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản thanh niên/vị thành niên và coi đó là một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản [204]. Việt Nam đã có cam kết thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị Cairo, Ai Cập. Từ năm 1995, chương trình dân số - KHHGĐ Việt Nam đã mở rộng triển khai hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chiến lược quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001 - 2010 xác định chăm sóc SKSS là một trong các giải pháp quan trọng. Cụ thể là giảm tỷ lệ nạo phá thai, nạo phá thai vị thành niên, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, giảm tỷ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây truyền qua QHTD (STIs) [28]. Bộ Y tế triển khai chương trình chăm sóc SKSS từ năm 1998 và nội dung chăm sóc SKSS cũng là một trong các nội dung quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 [6].

    Thanh thiếu niên có xu hướng dậy thì sớm hơn, kết hôn muộn hơn. Điều này có nghĩa là thời gian từ khi dậy thì, có thể quan hệ tình dục đến khi kết hôn ngày càng dài hơn. Đồng thời những nguy cơ về có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục cũng tăng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khoẻ. Một số nghiên cứu nhận định rằng số liệu nghiên cứu về tỷ lệ có quan hệ tình dục, có thai, nạo phá thai ở vị thành niên có thể không phản ánh sát thực tế do tính nhạy cảm của chủ đề nghiên cứu [5].

    Có nhiều nghiên cứu về tình dục, SKSS vị thành niên trên thế giới. Nghiên cứu về chủ đề này ở VTN Việt Nam vẫn còn hạn chế và chủ yếu là các nghiên cứu định lượng cắt ngang (Cross-sectional) về kiến thức, thái độ về QHTD, SKSS ở vị thành niên 16-18 tuổi, độ tuổi học sinh trung học phổ thông (cấp 3). Rất ít nghiên cứu tiến hành với vị thành niên 15 tuổi trở xuống, độ tuổi học sinh học phổ thông cơ sở (cấp 2) và tiểu học. Nghiên cứu định tính có vai trò quan trọng trong nghiên cứu về tình dục, SKSS ở vị thành niên (chủ đề được coi là nhạy cảm với lứa tuổi này) ở những khía cạnh số liệu định lượng khó có thể thu thập được. Nghiên cứu dọc theo thời gian (Longitudinal) ngày càng được quan tâm vì sự thích hợp nghiên cứu bản chất và các mối liên quan của các biến số tác động (các biến số độc lập) và biến số hậu quả (biến phụ thuộc) như yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD [184].

    Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu dọc (longitudinal) nào với vị thành niên 10-19 tuổi, tìm hiểu yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN. Cũng chưa có nghiên cứu định tính tìm hiểu quan niệm của vị thành niên 10-19 tuổi về tình dục, SKSS và sự thay đổi theo thời gian, mà các khía cạnh của quan niệm, cách nhìn nhận, đánh giá về QHTD tuổi vị thành niên, sử dụng BPTT, có thai và nạo phá thai, bệnh lây truyền qua QHTD . không thể tìm hiểu đầy đủ qua số liệu định lượng. Do vậy, nghiên cứu này về quan niệm, hành vi tình dục và sức khoẻ sinh sản ở VTN được tiến hành để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
    1.VTN quan niệm, nhận thức như thế nào về QHTD, SKSS (sử dụng BPTT, nạo phá thai, bệnh STIs) và sự thay đổi so với thế hệ cha mẹ?; 2. Kiến thức, thái độ, hành vi QHTD, sử dụng BPTT, nạo phá thai, bệnh STIs ở vị thành niên như thế nào?; 3. Yếu tố nào là yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ đối với QHTD ở VTN?

    Nghiên cứu này có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Phần nghiên cứu định tính thu thập các thông tin tìm hiểu quan niệm của VTN và cha mẹ họ về QHTD, sử dụng BPTT, nạo phá thai, bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (STIs). So sánh sự khác nhau trong quan niệm của vị thành niên hiện nay và cha mẹ họ để thấy sự khác biệt thế hệ trong quan niệm về các chủ đề trên, bổ sung cho kết quả định lượng khẳng định xu hướng QHTD ở vị thành niên. Phần nghiên cứu định lượng sử dụng số liệu trích xuất từ dự án điều tra sức khỏe thanh thiếu niên (AH) tại cơ sở thực địa đào tạo và nghiên cứu (Chililab) của trường Đại học YTCC tại huyện Chí Linh, Hải Dương. Dự án AH điều tra toàn bộ thanh thiếu niên 10-24 tuổi tại tất cả các xã, thị trấn trong địa bàn cơ sở thực địa Chililab. Số liệu dự án được thu thập qua các vòng điều tra dọc theo thời gian một số năm (bắt đầu từ năm 2006), trong hệ thống giám sát Dân số - Dịch tễ học (DESS) ở thực địa Chililab, có độ tin cậy cao về chất lượng số liệu. Trong nghiên cứu ”Quan niệm, hành vi tình dục và SKSS ở VTN” số liệu định lượng được trích xuất từ các vòng điều tra năm 2006, 2007 và 2009 của dự án AH và phân tích riêng với VTN 10 – 19 tuổi. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin cho gia đình, nhà trường, và xã hội có hiểu biết hơn về quan niệm, kiến thức và hành vi tình dục, SKSS ở VTN.

    Nghiên cứu này tìm hiểu về chủ đề có tính thời sự, cấp thiết, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu hiện đại, thích hợp, kết quả có chất lượng tin cậy, các khuyến nghị có căn cứ khoa học, sẽ giúp các nhà quản lý địa phương và các nhà hoạch định chính sách phát triển các chính sách, chương trình (giáo dục, truyền thông, tư vấn, can thiệp cộng đồng), dịch vụ chăm sóc SKSS thích hợp và hiệu quả cho VTN. Nghiên cứu này có thể là tư liệu tham khảo tốt cho các sinh viên, các đồng nghiệp trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
     
Đang tải...