Tiến Sĩ Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu)
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm tạ i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục từ viết tắt v
    Danh mục các hình vi
    Danh mục các bảng biểu vii
    Danh mục các hình ảnh tại khu vực nghiên cứu viii
    ĐẶT VẤN Đ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Một số khái niệm liên quan đến ĐDSH và bảo tồn đa dạng sinh học 4
    1.1.1. Khái niệm về ĐDSH 4
    1.1.2. Bảo tồn ĐDSH 5
    1.1.3. Quản lý ĐDSH 7
    1.2. Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH 9
    1.2.1. Nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH trên thế giới 9
    1.2.2. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam 15
    1.2.3. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. 24
    1.3. Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu. 27
    1.3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu. 27
    [​IMG]1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 34
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm, thời gian nghiên cứu. 39
    2.2. Nội dung nghiên cứu. 39
    2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. 39
    2.2.2. Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm ĐDSH 39
    2.2.3. Nghiên cứu thực trạng quản lý và bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu 40
    2.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu 40
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 40
    2.3.1. Phương pháp luận. 40
    2.3.2. Thu thập và kế thừa thông tin, số liệu có chọn lọc. 43
    2.3.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật 43
    2.3.4. Nghiên cứu đa dạng động vật 47
    2.3.5. Phương pháp nghiên cứu nguyên nhân suy giảm ĐDSH 51
    2.3.6. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) 52
    2.3.7. Phương pháp tiếp cận HST và giải pháp quản lý tổng hợp ĐDSH 54
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
    3.1. Đặc điểm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. 55
    3.1.1. Đặc điểm thực vật tại khu vực nghiên cứu. 55
    3.1.2. Đặc điểm động vật có xương sống tại khu vực nghiên cứu. 76
    3.2. Nguyên nhân suy giảm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam
    tỉnh Hòa Bình. 89
    [​IMG]3.3. Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam
    tỉnh Hòa Bình. 98
    3.3.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn lực và cơ sở hạ tầng. 99
    3.3.2. Công tác đào tạo, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức 106
    3.3.3. Ảnh hưởng của các chương trình, chính sách đến quản lý, bảo tồn ĐDSH trong khu vực nghiên cứu. 108
    3.3.4. Mối quan hệ giữa chủ rừng với các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH 111
    3.3.5. Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. 115
    3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH cho dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình 117
    3.4.1. Nhóm giải pháp chiến lược. 118
    3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. 120
    3.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế- xã hội 122
    3.4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức- kỹ thuật 126
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 133
    Kết luận. 133
    Kiến nghị 134
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    ĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng [11], [51], [59], [78]. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và cấp bách [48], [60].
    Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993 Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Việt Nam”. Năm 2007, “Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển khai.Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những hệ sinh thái (HST) đại diện điển hình quan trọng mang tính toàn cầu về HST rừng trên núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót lại trên vùng đất thấp Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực cần ưu tiên cho việc bảo tồn ĐDSH đặc trưng của vùng núi đá vôi [64], [73]. Nơi đây đã được các cấp chính quyền của tỉnh Hòa Bình, các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện nhiều nghiên cứu về ĐDSH, quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và phát triển sinh kế cho cộng đồng xung quanh [38], [39], [40], [41], [72]. Tuy nhiên, công tác bảo tồn ĐDSH ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác do tầm quan trọng và giá trị của ĐDSH đối với cuộc sống của con người rất lớn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể, chưa sâu sát nên hiệu quả bảo tồn ĐDSH chưa cao làm cho tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình ngày càng suy giảm thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực.
    Để đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, tôi thực hiện “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu)”.
    2. Mục tiêu của nghiên cứuĐánh giá hiện trạng ĐDSH, công tác quản lý, bảo tồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    v Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp bộ số liệu đầy đủ nhất về ĐDSH của dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    - Cung cấp số liệu hiện trạng ĐDSH, nguồn lực và nhân lực để quản lý, bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    - Đề xuất giải pháp phù hợp phục vụ việc quản lý dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    v Ý nghĩa thực tiễn
    - Tư liệu của luận án góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
    - Làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
    4. Những đóng góp mới của luận án- Lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    - Lập danh lục đầy đủ và hệ thống động vật và thực vật tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    - Cung cấp nhiều số liệu phân tích tình hình quản lý tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    - Đề xuất mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông thêm 3 xã Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu.
    - Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức quản lý, phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.
    5. Bố cục luận án
    Luận án gồm 134 trang, 29 bảng, 8 hình, 36 ảnh màu, và được cấu trúc thành 4 phần chính như sau: Đặt vấn đề (3 trang), Chương 1: Tổng quan (35 trang), Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (16 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (78 trang), kết luận - kiến nghị (2 trang).
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả (5 công trình), tài liệu tham khảo (100 tài liệu)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), “Sách Đỏ Việt Nam, phần I- động vật”. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
    2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), “Sách Đỏ Việt Nam, phần II- thực vật”. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), “ĐDSH và bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam”, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2) tr 2-8.
    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Danh mục các loài tiếng Việt, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của công ước CITES”.
    5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), “Chương trình bảo tồn ĐDSH và sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004-2010”, Hà Nội.
    6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), “Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam, Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam (Tái bản lần thứ hai)”, Sản phẩm của dự án: Hỗ trợ phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
    7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), “Đa dạng sinh học và bảo tồn”, Hà Nội.
    8. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đề ĐDSH”, Hà Nội.
    9. [​IMG]Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đề ĐDSH”. Hà Nội.
    10. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), “Bối cảnh -sự cần thiết xây dựng chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020”, Hà Nội.
    11. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), “Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học”, Hà Nội.
    12. Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng cục môi trường (2009), “Báo cáo quốc gia lần thứ 4, thực hiện công ước đa dạng sinh học”, Hà Nội.
    13. Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng cục môi trường (2010), “Hội nghị Quốc gia về môi trường năm 2010”, Hà Nội.
    14. Fauna & Flora International (2000),“Hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp linh trưởng”.
    15. Cano, Phạm Quang Thiện (2010), “Điều tra đa dạng sinh học tại KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông”, Hòa Bình.
    16. Lê Trần Chấn (2008), “Hệ sinh thái đá vôi”, Hà Nội.
    17. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), “Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam đến năm 2010”, Hà Nội.
    18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), “Nghị định 32/2006/NĐ-CP, về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm”, Hà Nội.
    19. Hoàng Văn Chuyên (2006). “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
    20. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), “Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020”, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...