Thạc Sĩ Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỂ
    Hiện nay, diện tích trồng lúa lai ở Việt Nam cũng như trên thế giới không ngừng tăng lên. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trong sản suất thâm canh lúa lai là một hướng đang được khai thác với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng. Ưu thế lai là một đặc tính quan trọng của lúa lai biểu hiện sự vượt trội so với bố mẹ. Khi nghiên cứu về các đặc điểm của lúa lai các nhà khoa học đã chứng minh được lúa lai có ưu thế lai vượt trội hơn so với dòng bố mẹ về số nhánh đẻ, diện tích bộ lá (Virmani và cs, 1981, Sharker và cs, 2001). Trong các đặc tính nông học thì quang hợp là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng chất khô tích lũy và năng suất hạt (Phạm Văn Cường và cs, 2004a). Ở mức cường độ ánh sáng yếu 20[SUP]0[/SUP]C -900 µmol và 25[SUP]0[/SUP][SUB]­­[/SUB]C- 1200 µmol các tổ hợp lúa lai không cho ưu thế lai về cường độ quang hợp. Trái lại khi ở nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng mạnh 30[SUP]0[/SUP]C- 1500 µmol và 30[SUP]0[/SUP]C-1800 µmol thì các tổ hợp lúa lai cho ưu thế lai về cường độ quang hợp. Trong khi đó khi tăng nhiệt độ và ánh sáng lên 35[SUP]0[/SUP]C- 1800 µmol thì cường độ quang hợp của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ của chúng giảm. Hơn nữa trong quá trình sinh trưởng lúa lai cũng có ưu thế lai về khả năng sử dụng đạm (Song và cs, 1990; Kobayachi và cs, 1995). Chính các sự vượt trội về các đặc tính trên làm cho lúa lai có ưu thế lai hơn hẳn so với bố mẹ về năng suất hạt.
    Từ những nguồn vật liệu khởi đầu là những tổ hợp lúa lai VL24 và VL45 mới lai tạo, được đánh giá là có tiềm năng về năng suất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biểu hiện giá trị ưu thế lai về một số đặc tính nông học của các tổ hợp này; đồng thời mong muốn tìm ra được mối quan hệ giữa các đặc tính này nhằm cung cấp thông tin cho chọn giống và canh tác lúa lai.

    Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai F[SUB]1[/SUB]
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1) Tìm hiểu ưu thế lai của lúa lai F[SUB]1[/SUB] về các đặc tính quang hợp
    2) Tìm hiểu ưu thế lai (ƯTL) của lúa lai F[SUB]1[/SUB] ở các giai đoạn mạ, đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ và sau trỗ. Giai đoạn nào quyết định nhiều nhất đến ưu thế lai của lúa lai F[SUB]1[/SUB].
    3) Đánh giá được sự vượt trội của các tổ hợp lúa lai mới chọn tạo có triển vọng 103S/R24 (VL24), 103S/R45 (VL45) và tổ hợp nhập nội Peiai64[SUP]S[/SUP]/Sơn thanh (Bồi tạp sơn thanh). Tìm hiểu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai F[SUB]1[/SUB] từ đó làm cơ sở cung cấp thông tin cho chọn giống, canh tác để đưa ra sản xuất.


    MỤC LỤC

    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1. ĐẶT VẤN ĐỂ 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 3
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 3
    2.3. Thời gian nghiên cứu 3
    2.4. Điều kiện thí nghiệm 3
    2.5. Nội dung nghiên cứu 3
    2.5.1. Sơ đồ thí nghiệm 3
    2.5.2 Các chỉ tiêu quang hợp 4
    2.5.3 Các chỉ tiêu nông học 4
    2.6. Phương pháp phân tích số liệu 5
    PHẦN III: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    3.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam 6
    3.1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới 6
    3.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa lai của Việt Nam 8
    3.3. Bản chất di truyền và biểu hiện ƯTL ở lúa 10
    3.3.1. Bản chất di truyền 10
    3.3.2. Sự biểu hiện ƯTL ở lúa 12
    3.3.3. Mô hình cây lúa kiểu mới 15
    3.4. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết tới sinh trưởng của cây lúa và biểu hiện ƯTL 16
    3.4.1. Yếu tố nhiệt độ 16
    3.4.2. Yếu tố ánh sáng 17
    3.4.3. Yếu tố lượng mưa 17
    3.4.4. Yếu tố ẩm độ không khí 17
    PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
    4.1. Ưu thế lai về các chỉ tiêu quang hợp 18
    4.1.1. Ưu thế lai về cường độ quang hợp 18
    4.2.2. ƯTL về hàm lượng Chlorophyll 21
    4.2. ƯTL về đặc tính nông học 24
    4.2.2. ƯTL về chiều cao cây 26
    4.2.3. ƯTL về số nhánh đẻ 28
    4.2.4. ƯTL về diện tích lá 31
    4.2.5. ƯTL về trọng lượng chất khô tích luỹ 33
    4.2.6. ƯTL về tốc độ sinh trưởng cây trồng (PGR) 38
    4.2.7. ƯTL về năng suất và các yếu tố câu thành năng suất 40
    PHẦN V: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 45
    5.1.KẾT LUẬN 45
    5.2. ĐỀ NGHỊ 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...