Luận Văn Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh địa phương [Vigna radiata (L.) Wilczek ]

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] là một trong ba cây đậu đỗ chính trong nhóm các cây đậu ăn hạt, đứng sau đậu tương và lạc. Ngoài ra, nó còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu. Đậu xanh cũng chính là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
    Trồng đậu xanh không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của con người và vật nuôi, mà còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất do rễ của cây đậu xanh có các nốt sần chứa một số loài vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh.
    Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu chọn tạo các giống đậu xanh có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện nay, việc nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nói chung và đậu xanh nói riêng nhờ chỉ thị phân tử đã và đang được áp dụng rộng rãi. Các nhà khoa học đã sử dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử như RAPD, AFLP, RFLP, SSR để xác định quan hệ di truyền của cây trồng nhằm tạo cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống cây trồng. Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh như: Afzal và đtg (2004), Betal và đtg (2004), Lakhanpaul và đtg (2000) . [25], [27], [37]. Ở Việt Nam, kỹ thuật RAPD cũng đã được các tác giả Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Điêu Thị Mai Hoa sử dụng để xác định quan hệ di truyền của các giống đậu xanh đột biến, các giống đậu xanh chịu hạn, các giống chín tập trung và không tập trung ở đậu xanh [4], [16], [21].
    Nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn giống đậu xanh có chất lượng tốt
    phục vụ công tác lai tạo giống, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh địa phương [Vigna radiata (L.) Wilczek ]”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 14 giống đậu xanh.
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Tách chiết DNA tổng số của 14 giống đậu xanh.
    - Sử dụng kỹ thuật RAPD để xác định quan hệ di truyền của các giống
    đậu xanh nghiên cứu.
    - Sử dụng phần mềm NTSYSpc version 2.0 để xử lý số liệu.
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Những chữ viết tắt
    Danh mục các bảng và các hình
    Tóm tắt kết quả nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...