Luận Văn Nghiên cứu quá trình tự làm sạch nguồn nước ở một số ao, hồ, ở quận Thủ Đức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề

    Việt nam là một quôc gia có diện tích đất ngập nước rất lớn .Theo thống kê của bộ thủy sản (số liệu của ban chỉ đạo chương trình nuôi trồng thủy sản ,bộ thủy sản năm 2001): tổng diện tích mặt nước sử dụng cho ngành nuôi trồng thủy sản đến ngày 16 tháng 10 năm 2008 đất nuôi trồng thủy sản kể cả nước lệ hay nước mặn là 28.036,92 ha.Hệ thống sông ngoài nhiều thuận lợi cho nhiều người dân vận dụng vào việc nuôi trồng thủy sản rất thuận lợi.Tuy nhiên bên cạnh việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển cũng dẫn đến môi trường cũng ngày càng suy giảm và dẫn đến ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng,các tập tục lạc hậu của người dân như là thiếu quy hoạch,sử dụng bữa bãi thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, việc xả hệ thống nước thải chưa được xử lý ra môi trường cũng góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng
    Như vậy việc nghiên cứu và tìm ra các giả pháp nhằm ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường là một vấn đề rất quan trọng.Trong một xã hôi ngày càng phát triển có rất nhiều phương pháp để xử lý ô nhiễm môi trường nhưng đối với các ao, hồ, đầm ở một số ngành muôi trồng thủy sản thì việc dùng phương pháp xử lý nước ở các ao hồ bằng phương pháp sinh học tự thiên: ao hồ bằng thực vật thủy sinh, phương pháp này có ưu điểm là không có hại cho môi trường,hiệu quả xử lý cao, giá thành rẻ phù hợp khi xử lý nước ở các nghành nuôi tròng thủy sản.
    1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
    -Nguyên cứu quá trình tự làm sạch nguồn nước tại các ao, hồ bằng thủy sinh thực vật
    -Khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh
    -Dựa vào thực nghiệm,kết quả nghiên cứu các thống số để đánh giá mức độ ô nhiễm và tự làm sạch về trạng thái ban đầu của ao nuôi
    -Giúp người dân áp dụng những giải pháp phù hợp để khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường ở các ao nuôi trồng thủy sản hiện nay.
    -Việc nghiên cứu đề tài giúp em được biết rõ và củng cố lại kiến thức thực nghiệm để áp dụng cho tương lai.
    1.3 Nội dung
    -Khảo sát một số ao, hồ ở quận Thủ Đức và phân tích đánh giá khả năng tự làm sạch nguồn nước bởi một số thực vật thủy sinh trong ao hồ.
    -Thu thập số liệu tại hiện trường,nguồn gây ô nhiễm,tính chất nước thải của các ao hồ
    -Lấy mẫu phân tích 6 chỉ tiêu: PH, SS, COD, BOD5, NO3-N
    -Xác nhân nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường khu vực đang nghiên cứu -Thu nhập các phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên
    -Dựa vào các thông số phân tích được để nghiên cứu, so sánh đánh giá, khả năng tự làm sạch của một số ao hồ ở Thủ Đức từ đó có biện pháp xử lý cho nguồn nước thải phù hợp.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1 Phương pháp luận:

    Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sử dụng và quản lý nguồn nước trong một số ao, hồ, dựa vào điều kiên đặt thù và môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên –kinh tế- xã hội ở quận Thủ Đức. Tiến hành xác định địa điểm lấy mẫu nước từ các ao hồ trong khu vực có các cây cỏ và bèo sinh sống .Các mẫu nước sau khi lấy và bảo quản. Tiến hành phân tích 6 chỉ tiêu(PH, DO, SS, COD, BOD5, NO3-N) căn cứ vào quy chuẩn QCVN08 – 2008 BTNMT áp dụng cho các chất lượng của nước mặt.

    1.4.2 Phương pháp thực tế:
    Bao gồm:
    -Phương pháp tổng hợp tài liệu:
    Thu tập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng môi trường nước phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Các thông tin được tập hợp và xử lý theo chủ đề nhằm xây dựng cho một quá trình nghiên cứu
    -Phương pháp khảo sát thực địa:
    Xác định các khu vực phân bố dân cư và điều tra một số chất lượng nước tại khu vực.
    -Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
    Lấy mẫu tại một số nơi tập trung của ao hồ đã chọn.Các chỉ tiêu phân tích bao gồm " class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">H, DO, SS, COD, BOD5, NO3-N
    -Phương pháp đánh giá tổng hợp:
    Tổng kết xử lý số liệu phân tích các mẫu nước bằng exel
    -Phương pháp kiểm tra độ tin cậy kết quả của một số giá trị trong hai mẫu
    -Phương pháp khảo sát các ý kiến từ chuyên gia
    [B] 1.5 Giới hạn đề tài [/B]
    -Nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích các mẫu nước
    - Thời gian thực hiện vào tháng 5, 6, 7 trời cũng bắt đầu mưa nhiều
    -Với mục tiêu phân tích được sát định,đề tài chỉ tìm hiểu về tính chất, khả năng của quá trình tự làm sạch của nước trong các ao hồ, từ đó ứng dụng trong quá trình xử lý nước thải ở các ao hồ nuôi trồng thủy sản của người dân.
    -Trong thời gian nghiên cứu, do bước đầu vào nghiên cứu nên kinh nghiệm bản thân và năng lực còn nhiều hạn chế và thiếu sót, nên kết quả phân tích đánh giá,nhân xét còn mang tính chủ quan thiếu sót.

    [B]1.6 Bố cục đề tài[/B]
    Phần 1: Mở đầu
    -Tờ giao nhận nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
    -lời cảm ơn
    -Mục lục
    -Danh mục viết tắt
    -Danh mục các bản
    -Danh mục các hình
    Phần 2:Nội dung khóa luận tốt nghiệp
    -Chương 1: Giới thiệu đề tài
    -Chương 2: Tổng quan về khả năng tự làm sạch nguồn nước của hệ thống thủy sinh trong điều kiện tự nhiên
    - Chương 3: Nhiên cứu và đánh giá khả năng tự làm sạch nguồn nước của một số thực vật trong nước ở các ao hồ ở quận Thủ Đức
    -Chương 4 : kết luận và kiến nghị
    Phần 3: Phần kết
    -Tài liệu tham khảo
    -Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...