Luận Văn Nghiên cứu quá trình tổng hợp phức kali dioxalato cobanat (II)

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu quá trình tổng hợp phức kali dioxalato cobanat (II)


    MỞ ĐẦU
    Hóa học về các phức chất là một ngành quan trọng của hóa học hiện đại. Việc
    nghiên cứu các phức chất đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, vì chúng
    được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, nhất là
    công nghiệp Sự phát triển của ngành hóa học phức chất đã có những đóng góp to
    lớn và quan trọng cho nhiều ngành khoa học, kỹ thuật. Có thể nói rằng hiện nay hóa
    học phức chất đang phát triển rực rỡ và là nơi hội tụ những thành tựu của hóa lý, hóa
    phân tích, hóa học hữu cơ, hóa sinh, hóa môi trường, hóa dược
    Trong phân tích hóa học, phức chất là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng, góp
    phần phát triển các phương pháp phân tích định tính và định lượng.
    Ý nghĩa thực tế của phức chất còn thể hiện rõ rệt hơn nhiều khi ứng dụng chúng
    vào trong điều chế các kim loại tinh khiết hóa học, trong việc tách đa số nguyên tố
    hiếm, các kim loại quý Đặc biệt, trong khoảng hơn 20 năm trở về đây hóa học phức
    chất của các nguyên tố đất hiếm với các aminoaxit đang phát triển mạnh mẽ.
    Phức chất còn dùng làm xúc tác và là sản phẩm trung gian trong tổng hợp hữu
    cơ. Phức chất còn sử dụng trong việc loại trừ độ cứng của nước, dùng trong mạ điện và
    thuộc da
    Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu của con người về
    việc tạo màu trang trí cho gốm sứ đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng yêu cầu
    cao hơn về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, ở nước ta những chất màu sử
    dụng trong công nghệ này đều phải nhập ngoại nên giá thành cao. Vì vậy, việc nghiên
    cứu tổng hợp các chất màu để trang trí cho gốm sứ là vấn đề cần thiết.
    Do đó, trong những năm gần đây người ta có sự quan tâm nhiều đến hóa học
    phức chất. Khi nghiên cứu về sự tạo phức của các ion kim loại, người ta nhận thấy các
    ion kim loại nhóm B có khả năng tạo phức lớn hơn và màu bền hơn nhiều so với các
    kim loại thuộc nhóm A.
    Để điều chế các phức chất có thể làm chế phẩm tạo màu cho grannit nhân tạo
    người ta đã tiến hành tổng hợp phức chất của một số kim loại chuyển tiếp với các phối
    3
    tử. Trong đó, coban có khả năng tạo phức bền với rất nhiều phối tử. Để hiểu rõ hơn về
    cơ chế tạo phức, cũng như phương pháp tổng hợp phức Co
    2+
    tối ưu nhất tôi chọn đề tài:
    “Nghiên cứu quá trình tổng hợp phức kali dioxalato cobanat (II)”.
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu quá trình tạo phức để biết được quy trình tổng hợp phức kali
    dioxalato cobanat (II) – K2[Co(C
    2O4
    )
    2
    ].
    NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Khảo sát các điều kiện tối ưu để tổng hợp phức
    + Khảo sát nồng độ CoCl2
    + Khảo sát tỷ lệ thể tích CoCl
    2/K
    2C2O4
    + Khảo sát thể tích rượu etylic
    + Khảo sát thời gian phản ứng
    Xác định thành phần của phức kali dioxalato cobanat (II) – K2[Co(C2O4)2].
    Quy trình tổng hợp phức tối ưu
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    + Sưu tập tư liệu
    + Nghiên cứu tư liệu
    + Tổng hợp tư liệu
    Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
    + Thực nghiệm thăm dò kết quả
    + Thực nghiệm kiểm tra kết quả


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giới thiệu về phức chất
    1.1.1. Khái niệm
    Phức chất là những hợp chất hóa học mà phân tử có chứa ion dương hoặc ion
    âm, có khả năng tồn tại trong dung dịch cũng như trong tinh thể, kết hợp với các ion
    trái dấu (gọi là cầu ngoại).
    1.1.2. Phân loại phức chất
    Các phức chất có thể phân chia thành các loại sau:
    Phức đơn ligan
    - Phức đơn ligan là loại phức chất trong thành phần của nó chỉ chứa ion kim loại
    trung tâm và một ligan nào đó (MLn).Phức đa ligan
    - Phức đa ligan là loại phức chất trong thành phần của nó có chứa ion kim loại
    trung tâm và ít nhất hai loại ligan khác nhau (MRnR’m).
    Phức đơn nhân
    - Phức đơn nhân là các phức trong thành phần của chúng chỉ chứa một ion kim
    loại trung tâm.
    Phức đa nhân
    - Phức đa nhân là các phức trong thành phần của chúng chứa nhiều hơn một ion
    kim loại trung tâm.
    Phức với các ligan ở bầu phối trí trong
    - Phức với các ligan ở bầu phối trí trong là các phức có hai hay nhiều ligan khác
    nhau nằm phối trí ở bầu phối trí ở bầu ion trung tâm.
    Phức liên hợp
    - Phức liên hợp ion được tạo nên giữa một cation phức tích điện dương (hay âm)
    với các ligan tích điện khác dấu.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Ngô Thị Mỹ Bình – Giáo Trình Hóa Học vô cơ, Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Hoá
    trường đại học sư phạm Đà Nẵng, năm 2007.
    [2] Trần Thị Bình, Cơ sở hóa học phức chất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà
    Nội, 2004
    [3] Võ Ngọc Thu Dung – Khóa Luận Tốt Nghiệp Cử Nhân Sư Phạm, Tài liệu lưu hành
    nội bộ khoa Hoá trường đại học sư phạm Đà Nẵng, năm 2010.
    [4] Lê Chí Kiên, Hỗn hợp phức chất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm
    2006.
    [5]. R.A.LIDIN, V.A.MOLOSCO, L.L.ANDREEVA, Tính chất lý hóa học các chất vô
    cơ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, năm 2006.
    [6]. Phan Thảo Thơ, Giáo trình các phương pháp quang phổ, tài liệu lưu hành nội bộ
    khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, năm 2010.
    [7]. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, NXB Đại
    học quốc gia Hà Nội, năm 2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...