Luận Văn Nghiên cứu quá trình tổng hợp phức hexaammin niken (II) clorua

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu quá trình tổng hợp phức hexaammin niken (II) clorua


    MỞ ĐẦU
    Tổng hợp và nghiên cứu các hợp chất phức tạp là một trong những hướng
    phát triển của hóa học vô cơ hiện đại. Có thể nói rằng, hiện nay hóa học phức chất
    đang phát triển rực rỡ và là nơi hội tụ những thành tựu của hóa lý, hóa phân tích,
    hóa học hữu cơ, hóa sinh, hóa môi trường, hóa dược,
    Trong công nghiệp hóa học, xúc tác phức chất đã làm thay đổi cơ bản quy
    trình sản xuất nhiều hóa chất cơ bản như axetandehit, axit axetic, và nhiều loại vật
    liệu như chất dẻo, cao su. Những hạt nano phức chất chùm kim loại đang được
    nghiên cứu sử dụng làm xúc tác cho ngành “hóa học xanh”.
    Trong công nghiệp hóa dược, các phức chất chứa các phối tử bất đối đã được
    dùng phổ biến để tổng hợp các dược chất mà phương pháp thông thường không thể
    tổng hợp được.
    Hóa học phức chất có quan hệ mật thiết với hóa hữu cơ. Rất nhiều phức chất
    đã được sử dụng làm xúc tác cho nhiều phản ứng mới lạ trong tổng hợp hữu cơ nhất
    là trong tổng hợp bất đối, tổng hợp lựa chọn lập thể,
    Trong hóa phân tích, phức chất được sử dụng rộng rãi để phát hiện các ion
    trong môi trường nước bằng các phản ứng tạo phức có màu đặc trưng, khử độ cứng
    của nước, cho độ nhạy và độ chính xác cao.
    Hóa học phức chất đang phát huy ảnh hưởng sâu rộng của nó sang lĩnh vực
    hóa sinh cả về lý thuyết và ứng dụng, tạo ra các phức chất của các kim loại góp
    phần bổ sung những chất thiết yếu cho cơ thể mà còn có tác dụng chữa các căn bệnh
    hiểm nghèo như khối u, ung thư,
    Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu của con người
    về việc tạo màu trang trí cho gốm sứ đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng
    yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, ở nước ta những chất
    màu sử dụng trong công nghệ này đều phải nhập ngoại nên giá thành cao. Vì vậy,
    việc nghiên cứu tổng hợp các chất màu để trang trí cho gốm sứ là vấn đề cần thiết.
    - 3 -Do đó, trong những năm gần đây người ta có sự quan tâm nhiều đến hóa học
    phức chất. Khi nghiên cứu về sự tạo phức của các ion kim loại, người ta nhận thấy
    các ion kim loại nhóm B có khả năng tạo phức lớn hơn và màu bền hơ n nhiều so với
    các kim loại thuộc nhóm A.
    Để điều chế các phức chất có thể làm chế phẩm tạo màu cho grannit nhân tạo
    người ta đã tiến hành tổng hợp phức chất của một số kim loại chuyển tiếp với các
    phối tử. Niken là một trong những kim loại chuyển tiếp điển hình, có khả năng tạo
    phức bền với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ đặc biệt là tạo phức bền với các phối tử
    như C
    2O4
    2-, NH
    3, NO
    3
    -, Phức của kim loại niken có nhiều ứng dụng trong khoa
    học, đời sống và sản xuất. Vì thế, việc tổng hợp các hợp chất phức của niken đang
    là vấn đề đang quan tâm hiện nay, và phương pháp nào tổng hợp phức niken là tối
    ưu nhất?
    Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu quá
    trình tổng hợp phức hexaammin niken (II) clorua”.
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Thông qua việc khảo sát các điều kiện tối ưu nhằm để tổng hợp được phức
    hexaammin niken (II) clorua [Ni(NH
    3
    )
    6
    ]Cl
    2
    .
    NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
    - Khái niệm, cấu tạo, phân loại, tính chất và ứng dụng của phức chất.
    - Niken và khả năng tạo phức của niken.
    - Các tính chất, ứng dụng của phức [Ni(NH3
    )
    6
    ]Cl
    2
    .
    - Các phương pháp xác định tính chất và thành phần của phức chất.
    2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khảo sát các điều kiện tối ưu nhằm để
    tổng hợp phức hexaammin niken (II) clorua
    3. Thực nghiệm
    - 4 -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.
    2. Tiến hành thí nghiệm khảo sát các điều kiện tối ưu.
    3. Sử dụng phương pháp đo phổ UV-VIS và IR để xác định thành phần của
    phức chất.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    1.1. Giới thiệu về phức chất ([1], [2], [4], [5], [8])
    1.1.1. Khái niệm về phức chất
    Phức chất là những hợp chất phân tử xác định, khi kết hợp với các hợp phần
    của chúng lại thì tạo thành các ion phức tạp tích điện dương hay âm, có khả năng
    tồn tại ở dạng tinh thể cũng như trong dung dịch.
    Trường hợp riêng, điện tích của ion phức tạp đó có thể bằng không.
    1.1.2. Cấu tạo của phức chất
    Công thức tổng quát của phức là [ML
    x
    ]
    nXn
    .
    Trong đó M là ion trung tâm, L là phối tử, X là các nhóm liên kết trong (với
    ion) phức.
    Ví dụ 1:
    1.1.2.1. Ion phức, ion trung tâm và phối tử
    Ion phức là những ion được tạo thành bằng cách kết hợp các ion hay nguyên
    tử kim loại với các phân tử trung hòa hoặc các anion gọi là ion phức.
    Trong ion phức có một ion hay một nguyên tử trung hòa chiếm vị trí trung
    tâm gọi là ion trung tâm hay nguyên tử trung tâm hoặc gọi là chất tạo phức. Ký hiệu
    là M.
    Trong ion phức có những ion (anion) hay những nguyên tử trung hòa liên kết
    trực tiếp xung quanh, sát ngay nguyên tử trung tâm gọi là phối tử. Những phối tử
    anion thường gặp như F
    -, Cl
    -, CN
    -, SCN
    -, C
    2O4
    2-, I
    -, Những phối tử là những phân
    tử thường gặp như NH
    3, NO, pyridine (C
    5H5N), H2
    O,
    [


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Ngô Thị Mỹ Bình, Bài Giảng Hóa Vô Cơ, tài liệu lưu hành nội bộ khoa Hóa
    trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, năm 2007.
    [2]. Trần Thị Bình, Cơ Sở Hóa Học Phức Chất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
    Hà Nội, năm 2006.
    [3]. Phạm Thị Hà, Bài Giảng Các Phương Pháp Phân Tích Quang Học, tài liệu lưu
    hành nội bộ khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, năm 2008.
    [4]. Lê Chí Kiên, Hỗn Hợp Phức Chất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm
    2006.
    [5]. Đoàn Thị Lưu Luyến, Khóa Luận Tốt Nghiệp Cử Nhân Sư Phạm, tài liệu lưu
    hành nội bộ khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, năm 2011.
    [6]. R.A.LIDIN, V.A.MOLOSCO, L.L.ANDREEVA, Tính Chất Lý Hóa Học Các
    Chất Vô Cơ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, năm 2006.
    [7]. Phan Thảo Thơ, Giáo Trình Các Phương Pháp Quang Phổ, tài liệu lưu hành
    nội bộ khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, năm 2010.
    [8]. http:// Google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...